Phát hoảng với người đàn ông bị sán dây dài 6,2 mét ký sinh trong bụng

Người đàn ông đến bệnh viện sau khi cảm thấy mệt mỏi, giảm cân đột ngột và thường xuyên nôn mửa, các bác sĩ đã  phát hiện ra một con sán dây khổng lồ dài hơn 6,2 mét trong bụng của anh ta. Và người đàn ông này đã thú nhận rằng anh ta có thói quen ăn thịt bò sống.

Người đàn ông nói rằng trong suốt hai năm qua anh ta đã phải chịu đựng nỗi đau vì căn bệnh đau dạ dày và thiếu máu do thiếu sắt. Bác sĩ Medics  tại Đại học Y Hồ Bắc, Trung Quốc đã kiểm tra cho người đàn ông này nhưng anh hoàn toàn không có dấu hiệu của việc bị đau dạ dày. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phát hiện ra trứng ấu trùng sán dây trong phân của người đàn ông này và anh ta buộc phải thừa nhận rằng mình có thói quen ăn thịt bò sống. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ thể của anh ta bị nhiễm sán.

Các bác sĩ ngay lập tức cho người đàn ông này uống một loại thuốc có tên là Praziquantel (loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm ký sinh trùng) và Mannitol (một loại rượu có vị ngọt, không màu, có tác dụng như thuốc nhuận tràng).

2.5 giờ sau đó, người đàn ông này khiến các bác sĩ điều trị cho anh ta sốc khi anh ta bài tiết ra một con sán dây có tổng chiều dài hơn 6,2mét.

Sán dây có tổng chiều dài hơn 6,2mét ký sinh gần 2 năm trong bụng một người đàn ông 38 tuổi ở Hồ Bắc, Trung Quốc
Sán dây có tổng chiều dài hơn 6,2mét ký sinh gần 2 năm trong bụng một người đàn ông 38 tuổi ở Hồ Bắc, Trung Quốc

Một phần của con sán đã được gửi đi phân tích, và không có nhiều bất ngờ khi kết quả xác định đây là một loại sán dây thường ký sinh ở bò có tên khoa học là Saginata Taenia. Do thói quen ăn thịt bò sống của mình nên người đàn ông này đã vô tình bị nhiễm sán và cơ thể anh ta đã bị suy nhược, cân nặng giảm đột ngột là do loại sán này gây ra.

Thật may mắn cho người đàn ông này vì đã sớm phát hiện ra và loại bỏ được con sán dài 6,2mét này ra khỏi cơ thể. Sau3 tháng được theo dõi thì người đàn ông này đã có cảm giác them ăn và lấy lại được trọng lượng của mình.

Sán dây là một loại ký sinh trùng ký sinh trong ruột người. Nó có nhiều hình dạng như  phẳng, phân đoạn, phân mảnh. Chúng ta rất dễ bị sán dây ký sinh vì khi tay chúng ta chạm vào, sờ vào một vật gì đó không được sạch sẽ và sau đó dùng tay đưa thức ăn vào vào miệng. Hoặc, khi chúng ta ăn, uống phải những loại thức ăn, đồ uống không hợp vệ sinh, thức ăn chưa chính tới, thịt lợn nhiễm độc, thịt bò hoặc gỏi cá. Đây đều là những điều kiện thuận lợi cho các loại sán dây ký sinh.

Sán dây ký sinh ở bò có thể phát triển về chiều dài tối đa lên đến 25m, mặc dù hầu hết chúng đều dài khoảng 5m. Phần đầu của loại sán này được gắn vào bề mặt của ruột non qua một cái vòi và loại sán này có cấu trúc phân mảnh với hàng ngàn mảnh gắn liền với phần đầu và cổ. Chúng sinh ra trứng và trứng sẽ nở ra các ấu trùng sán, trứng sán sau khi nở ra các ấu trùng sẽ được đào thải theo phân ra ngoài.

 Phần đầu của loại sán này được gắn vào bề mặt của ruột non qua một cái vòi và loại sán này có cấu trúc phân mảnh với hàng ngàn mảnh gắn liền với phần đầu và cổ.
 Phần đầu của loại sán này được gắn vào bề mặt của ruột non qua một cái vòi và loại sán này có cấu trúc phân mảnh với hàng ngàn mảnh gắn liền với phần đầu và cổ.

Các triệu chứng của người bị nhiễm sán dây bao gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại không có triệu chứng gì biểu hiện ra ngoài và họ không biết mình bị nhiễm sán cho đến khi họ nhìn thấy trứng sán hoặc các mảnh của sán dây lẫn trong phân.

Một số loại sán dây thực sự nguy hiểm khi chúng ký sinh ở các bộ phận khác trong cơ thể như cơ bắp boặc não và có thể gây nên tình trạng co giật mạnh.

Để phòng ngừa việc bị giun sán ký sinh thì chúng ta cần tẩy giun sán định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uốn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn những loại đồ ăn tái, gỏi, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...

Theo Hà Thu

Tiền phong