Phân biệt và điều trị các loại bỏng

(Dân trí) - Bỏng có nhiều cấp độ khác nhau, từ một vết bỏng nắng vô hại đến vết bỏng mức độ 3 nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là cách phân biệt 3 loại bỏng khác nhau và cách chăm sóc cho mỗi loại.

 

Phân biệt và điều trị các loại bỏng   - 1

Xả nước lạnh vào vết bỏng sẽ giúp ngăn chặn sự tổn thương tiếp diễn

Bỏng cấp 1 thường đi kèm với vết ửng đỏ và da hơi tấy

 

- Trước tiên phải làm mát vùng da bị ảnh hưởng. Có thể dùng nước lạnh để xả vào vết thương trong vòng ít nhất 10 phút. Nếu không có vòi nước, có thể dùng xô, bồn, hoặc ngay cả một chiếc đĩa sâu lòng để ngâm vết thương.

 

- Làm mát vết bỏng sẽ giảm đau và giảm sưng tấy đến mức tối thiểu.

 

- Dùng đồ dưỡng ẩm cho da.

 

- Cuối cùng băng bó vết bỏng bằng băng cuộn tiệt trùng, nhớ là phải nới lỏng.

 

Bỏng cấp 2 sẽ để lại vết đỏ rát trên da cùng với sự sưng tấy và phồng rộp

 

- Chăm sóc và điều điều trị như loại bỏng cấp 1 nhưng do tổn thương trên da nặng hơn, nên cách chăm sóc cần được chú ý để tránh viêm nhiễm và để lại sẹo.

 

- Đảm bảo thay băng hàng ngày và giữ vết thương sạch sẽ.

 

- Nếu mảng rộp vỡ ra thì cần sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để rửa vùng da đó.

 

- Dùng kem kháng sinh để chống viêm nhiễm trước khi băng bó lại.

 

Bỏng cấp 3 có thể có cảm giác vô hại vì nạn nhân không thể cảm thấy đau đớn do tổn thương hoàn toàn của cả bề mặt da và mô cũng như bị đứt dây thần kinh. Vùng bị thương có thể gần than hóa hoặc thành tro, và ngay lập tức bị rộp lên hoặc bong ra.

 

- Nếu quần áo của nạn nhân bị cháy, hãy đổ lên người đó loại chất lỏng không bắt lửa.

 

- Quay số 115

 

- Không được lột bỏ quần áo bị cháy ra khỏi người nạn nhân, vì như vậy sẽ làm hở vết thương và có khả năng bị viêm nhiễm.

 

- Nếu có thể, hãy đắp lên vết thương của nạn nhân bằng một tấm vải ướt tiệt trùng để làm giảm đau và phồng rộp. Nếu thấy nạn nhân đó bị choáng và mất ý thức, thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo.

 

Nguyễn Thúy

Theo Thatslife