Nước lô hội tốt cho người bị viêm loét dạ dày

(Dân trí) - Thưa bác sĩ, tôi mới bị phát hiện ra mắc chứng loét dạ dày. Điều này làm cho tôi rất lo lắng. Tôi có uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng vẫn băn khoăn không biết nên và không nên ăn gì? Mong bác sĩ chỉ giúp tôi điều này.

Trả lời:

 

Loét dạ dày là một tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn. Hiểu đơn giản, dạ dày sử dụng dịch vị để phân nhỏ và nghiền nát thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của acid clorhydric có trong dịch vị, một màng dày phủ lên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của lớp màng này bị rối loạn, thì các kích thích của dịch vị sẽ tạo ra những vết loét trong dạ dày.

 

Biểu hiện của cơn đau do loét dạ dày thường như chuột rút, nóng bỏng, đau thắt ở dạ dày. Nhìn chung thì các cơn đau xuất hiện khoảng sau bữa ăn vài giờ. Cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, khó tiêu.

 

Khi bị loét dạ dày, các axit và dịch vị trong dạ dày sẽ bị mất đi đáng kể. Và lúc này thay vì việc thay thế tiêu hóa thức ăn, các axit và dịch vị này sẽ bắt đầu "ăn mòn" dạ dày và tá tràng, đồng nghĩa với những vết loét mới sẽ được sinh ra.

 

Nhiều người thường quan niệm rằng, loét dạ dày chỉ xảy ra đối với những người có cường độ làm việc nặng nhọc và thường xuyên phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, theo kết quả từ những cuộc nghiên cứu mới đây nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Ngoài những nguyên nhân thông thường, loét dạ dày còn có thể là do một số loại vi khuẩn gây ra như Helicobacter pylori hay H. pylori. Loại vi khuẩn này đã tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta.

 

Bên cạnh đó, loét dạ dày còn mang yếu tố di truyền. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ loại trừ được nguy cơ viêm loét dạ dày nếu như gia đình bạn trước đó chưa có ai mắc phải chứng bệnh này.

 

Sau đây là những tác nhân có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng loét dạ dày:

- Do rượu

- Do hút thuốc lá.

- Do thuốc Aspirin.

- Do thuốc Ibuprofen.

- Do thuốc naproxen.

- Do chế độ ăn quá cay, nhiều gia vị, nhiều chất béo hay thức ăn nhiều axit.

- Do trà.

- Cà phê.

- Và những loại thức ăn và đồ uống có chứa caffein.

 

Hơn thế nữa, sữa hay các sản phẩm từ sữa được cho rằng là loại thực phẩm tập trung nhiều axit cho dạ dày bởi chúng có tính kiềm, làm tổn thương khó lành. Chính vì thế bạn nên hạn chế dùng sữa với số lượng lớn.

 

Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện tình trạng như hiện nay, bạn không nên ăn vô độ hoặc không đúng bữa. Mà trái lại hãy chia ra thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày và ăn đều vào những giờ quy định, thay vì chỉ ăn 2 -3 bữa chính.

 

Sở dĩ bạn nên chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày là bởi vì các bữa ăn nhỏ sẽ sản sinh ra ít lượng axit hơn. Nên ăn bữa tối cách ít nhất là 3 giờ trước khi đi ngủ. Tránh ăn những món ăn hay thiực phẩm có vị chua nhiều axit như chanh, me, dấm....

 

Thêm vào đó, bạn cũng nên ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, nhất là những loại chất xơ khó hòa tan. Ví như hãy bổ sung vào thực đơn của bạn loại rau cải bắp ( loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan và là một dạng của xenluloza).

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất 1 phần rau cải bắp luộc hay hầm một lần mỗi ngày hoặc ít nhất là 2 lần/tuần. Cải bắp được coi là liều thuốc bổ với bệnh nhân loét dạ dày, không chỉ bởi nó có chứa nhiều chất xơ mà nó còn có chứa nhiều các amino axit (glutamine) giúp nhanh chóng làm lành các vết loét.

 

Bạn cũng cần lưu tâm đến cường độ làm việc của mình, tránh làm việc quá sức và stress căng thẳng sẽ càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy áp dụng những bài luyện tập giúp tinh thần thư thái và sảng khoái như yoga, tai chi.

 

Cũng xin nói thêm với bạn rằng, lô hội là một loại thần dược công hiệu, có thể giúp mau chóng làm lành các vết loét. Cho nên bạn có thể uống nước ép lô hội thay vì các loại nước trái cây khác.

 

Thu Hà

Theo AL

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả