Núm vú giả làm tăng nguy cơ diễn đạt kém

(Dân trí) - Các nhà khoa học trường ĐH Washington phát hiện ra rằng những trẻ trước tuổi tới trường mà dùng núm vủ giả ít nhất 3 năm sẽ khó học nói hơn những trẻ không dùng. Tương tự, những trẻ nhỏ mút ngón tay cũng có nguy cơ chậm nói, chậm diễn đạt.

Núm vú giả làm tăng nguy cơ diễn đạt kém - 1


 

Mặc dù những phát hiện này chỉ có tính mở đầu nhưng rõ ràng có những bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ cho con ngậm núm vú giả là để “mua” lấy sự yên tĩnh và trả giá bằng sự phát triển của trẻ.

 

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Chilean đã tìm hiểu về thói quen mút ngón tay, bú mẹ và dùng núm vú giả trước đó của 128 trẻ từ 3-5 tuổi. Tiếp đó, họ làm test để kiểm tra khả năng diễn đạt của trẻ xem có phát triển đúng độ tuổi hay không.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Clarita Barbosa, ĐH Washington, nhận thấy những trẻ mút ngón tay hoặc dùng núm vú giả ít nhất 3 năm sẽ có vấn đề về diễn đạt cao gấp 3 lần.

 

Nhưng những trẻ bú mẹ cho đến khi chúng được ít nhất 9 tháng tuổi và không bú bình thì ít gặp trở ngại trong diễn đạt hơn.

 

Những kết quả này cho thấy việc cho trẻ mút các đồ vật (trừ bú mẹ) sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ”, TS Barbosa nói.

 

Nhưng bà cũng thận trọng cho rằng việc thêm những nghiên cứu, thực hiện trên những nhóm trẻ đông hơn là cần thiết.

 

Còn trong nghiên cứu trên trẻ Chilean, 53 trẻ dùng núm vú giả trung bình 11 tháng trong khi 23 trẻ khác thì mút ngón tay.

 

Tuy nhiên, những tranh luận về lợi ích dùng vú giả có thể sẽ khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu. Đó là có một số trẻ cảm thấy thoải mái khi dùng núm vú giả, đặc biệt là khi bị đau bụng. Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy núm vú giả làm giảm 1 nửa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Trong khi đó, các nha sĩ lại cho rằng việc lạm dụng núm vú giả sẽ gây hỏng răng.

 

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa BMC.

 

Thu Uyên

Theo Dailymail