Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả

Lưu thông máu kém là tình trạng khá phổ biến ở người già, người làm việc nặng, người làm việc trí óc, phụ nữ sau sinh…. Điều may mắn là có rất nhiều dược thảo giúp cải thiện tình trạng này.

Ngải cứu

 

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 1

 

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Phối hợp với Hà thủ ô (liều bằng nhau), Phèn phi (2/10), kẹo Mạch nha làm hoàn làm thuốc bổ máu, trị sốt rét kinh niên. Có thể trộn bột Ngải cứu với Mạch nha, mật ong làm thuốc bổ máu. Ngải cứu khô ngâm với rượu trắng hay nước cơm rượu nếp dùng uống hoạt huyết, bổ huyết.

Hay cách đơn giản nhất giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu là lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín – món trứng gà ngải cứu.

Bạch Quả

 

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 2

 

Qua thực nghiệm cho thấy cao bạch quả có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch.

Với cao khô, ngày dùng 120-240mg, chia 2-3 lần; 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá. Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.

Đương quy

 

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 3

 

Là vị thuốc có tác dụng bổ máu, nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong đương quy có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tuần hoàn như vintamin B9, axit linoleic, vitamin B12.

Qua thực tế điều trị, phần đầu của đương quy (quy đầu) vừa có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết; còn phần các đuôi rễ (quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt  huyết. Do đó tác dụng của đương quy dùng để trị các bệnh sau:

Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu : đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm : đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền  3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.

Xuyên khung

 

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 4

 

Xuyên khung là loại cây đơn thuộc họ Hoa tán. Thảo dược này có vị đắng và cay, tính ôn, tác dụng vào kinh can, đởm, tân bào lạc giúp khu phong, trừ thấp, giảm đau, hoạt huyết, lợi cho gan, mật và tim.

Y học cổ truyền Trung Quốc coi xuyên khung là một trong 50 vị thuốc cơ bản. Người ta thường sao xuyên khung hoặc cô đặc lại để làm thuốc trị huyết máu. Đối với mạch máu ở não, xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh.

Xuyên khung dùng chung với đương quy để bổ huyết, hành huyết.

Ngoài ra xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu phòng ngừa xơ vữa động mạch máu gây thiếu máu não…

Tam thất

 

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 5

 

Về sinh học, tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt giống như nhân sâm; tác dụng cầm máu; tiêu các cục máu đông, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm.

Tam thất làm tăng sức co bóp của cơ tim và giảm thấp sự tiêu hao ôxy của cơ tim; giãn mạch ngoại vi…

Liều dùng chung của tam thất 3 - 9g.

Do có tác dụng sinh huyết nên tam thất thường được dùng cho phụ nữ sau sinh (thay huyết cũ bằng huyết mới) bằng món ăn gà ác hoặc gà mái tơ 500gr nhồi tam thất thái lát mỏng 12gr, kỷ tử 10gr, long nhãn 10gr, táo tầu 10 quả, gừng, rượu, muối đem hấp cách thuỷ 2-3 tiếng.

Chú ý: Đặc biệt, khi phối hợp các thảo dược bạch quả, đương quy, xuyên khung, sinh địa (tăng chất lượng máu, sinh huyết mới), ích mẫu (cải thiện hệ tuần hoàn máu),

Bacopa (1 loại rau đắng Ấn Độ có tác dụng tăng cường chứng năng thần kinh, tăng cường trí nhớ, chống stress, chống ôxy hoá)… sẽ giúp máu được cung cấp đủ dưỡng chất, lưu thông máu được thông suốt… từ đó giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tâm trí vui vẻ.

Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc với tinh chất cao Bacopa từ Ấn Độ cùng các thảo dược quý: Bạch Quả, Xuyên Khung, Ích Mẫu, Đan Sâm,…giúp sinh huyết mới; tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu não; dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ sâu; tăng cường trí nhớ, giảm chứng hay quên; giảm hoa mắt chóng mặt, tê bì chân tay. Cơ thể sảng khoái, trí óc minh mẫn do đó việc học tập, công tác sẽ hiệu quả hơn, giúp ta tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

 

TPCN viên nén bao phim Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc: Máu lưu thông – Sống vui khỏe

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group

Website: http://hoathuyetbomau.vn/

Tư vấn Miễn Phí bệnh Lưu thông máu kém bởi dược sĩ: 1800 1125

Những thảo dược “trị” lưu thông máu kém cực hiệu quả - 6

 

Thành phần mỗi viên nén bao phim chứa: Cao Bacopa Monnieri 15mg, Cao bạch quả 10 mg, Đương Quy 130 mg, Ngưu tất 80 mg, Ích mẫu 50 mg, Sinh địa 100 mg, Xuyên khung 100 mg, Đan sâm  50 mg

Số XNQC: 1958/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tính năng thay thế thuốc chữa bệnh

 

N.H