Những sai lầm khi dùng sữa

(Dân trí) - Sữa là thực phẩm hàm chứa nhiều nguồn dinh dưỡng, tuy nhiên dùng không đúng sẽ giảm thấp rất nhiều nguồn dinh dưỡng đó. Hãy lưu ý 10 chú ý dưới đây.

 

1. Sữa càng đặc càng tốt?


 

Sữa càng đặc càng tốt

 

Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng nhận nhiều dưỡng chất vì cho lượng sữa bột cho 1 lượng nước ít hơn hướng dẫn hoặc cho thêm sữa bột vào sữa tươi.

 

Tuy nhiên, nếu thường xuyên uống sữa quá đặc, trẻ sẽ bị đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc chán ăn, thậm chí bị viêm ruột non, xuất huyết tiêu hoá. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn chưa trưởng thành, không chịu nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.

 

Thêm nhiều đường vào sữa mới tốt

 

Sữa không có đường sẽ khó tiêu hoá. Thêm đường vào sữa cũng giúp bổ sung thêm năng lượng. Tuy nhiên, cần phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.

 

Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa sẽ phân giải, biến thành glucose để cơ thể hấp thụ. 


Nếu dùng đường glucose thì cần lưu ý độ ngọt của glucose thấp nên dễ gây dư thừa năng lượng do dùng nhiều.

 

Vậy nên cho đường vào lúc nào? Nếu cho đường vào sữa nóng (80-100℃) sẽ khiến lysine trong sữa phản ứng với đường hình thành chất glycosyl lysine gây hại. Chất này không những không được cơ thể hấp thụ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên đun sôi sữa xong để nguội đến nhiệt độ ấm (4-50) sau đó mới cho đường vào trong sữa hòa tan.

 

Thêm sô cô la vào sữa để tăng dưỡng chất

 

Có người cho rằng, kết hợp sữa (thực phẩm giàu protein) với sô cô la (thực phẩm giàu năng lượng) sẽ tốt cho sức khoẻ. Thực tế lại không như vậy.

 

Cho thêm sô cô la và sữa sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong sô cô la chuyển thành “can-xi oxalic acid”, 1 chất gây hại cho cơ thể đồng thời cơ thể không thể hấp thụ can xi trong sữa; gây ra đau bụng, tóc cứng, giòn xương và tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu...

 

Uống thuốc cùng với sữa

 

Có người cho rằng, uống thuốc với đồ uống giàu dinh dưỡng sẽ tốt hơn nước trắng. Thực tế điều này hoàn toàn sai.


Các nghiên cứu cho thấy sữa làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, thậm chí có những thuốc tương tác với can xi, khoáng chất trong sữa tạo thành màng bao phủ bề mặt thuốc, gây ra những phản ứng bất lợi, làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.

 

Cho trẻ dùng sữa chua uống thường xuyên

 

Sữa chua uống rất tốt cho tiêu hóa nên có nhiều phụ huynh khuyến khích trẻ uống sản phẩm này thường xuyên.  Tuy nhiên, vi khuẩn sinh acid lactic trong sữa chua có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng lại cũng có thể phá vỡ môi trường sống của vi khuẩn có ích thông thường, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày đường ruột và trẻ em sinh non, như nôn mửa, viêm ruột dạng hoại tử.

 

Thêm nước cam chanh vào sữa để ngon hơn

 

Thêm nước cam, chanh vào sữa có vẻ làm sữa ngon lên nhưng chất chua trong các loại quả này (acid AHA) lại khiến các protein biến đổi theo hướng làm giảm giá trị dinh dưỡng.

 

Thêm sữa vào trong cháo để tăng dinh dưỡng

 

Có người cho rằng đây là món ăn bổ dưỡng toàn diện. cThực tế cách làm này rất không khoa học. 


Tinh bột và chất Lipoxygenase trong cháo sẽ "huỷ diệt" vitamin A trong sữa. Và những trẻ không được bổ sung vitamin A đầy đủ sẽ gặp nhiều nguy cơ về mắt....

 

Phải nấu sôi sữa

 

Thông thường, thanh trùng sữa chỉ cần nhiệt độ khoảng 70 trong 3 phút, 60 trong 6 phút là được. 


Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100, đường lactose trong sữa sẽ bị "cháy". Ngoài ra, can-xi sẽ "kết" với phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.

 

Để sữa dưới ánh nắng sẽ giàu vitamin D

 

Nhiều người hiểu rằng để cơ thể hấp thụ can xi thì cần có vitamin D và ánh mặt trời chính là nguồn vitamin D tự nhiên dễ hấp thu nhất. Vậy là có người phơi sữa dưới nắng nhưng được vitamin D thì lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì các vitamin này bị phân huỷ dưới ánh nắng mặt trời 3. Ngoài ra, nắng nóng còn làm đường lactose lên men, gây biến chất.

 

Sữa đặc cũng là sữa

 

Sữa đặc là sữa tươi cô lại với tỉ lệ 2/5 và thêm 40% đường. 


Như vậy, sữa đặc quá ngọt. Để sữa ngọt vừa sẽ phải hoà thêm 5-8 lần lượng nước. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng chỉ còn 50% so với sữa tươi. 

 

Nhân Hà

Theo Dailymail