Những rối loạn dinh dưỡng thường gặp nhất

(Dân trí) - Suy dinh dưỡng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những hình thức rối loạn dinh dưỡng thường gặp, bắt đầu từ giai đoạn phát triển đầu tiên:

 

Những rối loạn dinh dưỡng thường gặp nhất - 1


 

Suy dinh dưỡng và béo phì

 

Trong tất cả các dạng thì suy dinh dưỡng là yếu tố chính gây ra bệnh tật và tử vong sớm ở bà mẹ và trẻ em. Thiếu dinh dưỡng, bao gồm thiếu vitamin và khoáng chất “góp” 1/3 số trường hợp tử vong ở trẻ em và làm suy giảm sự phát triển và tuổi thọ về lâu dài.

 

Tương tự, thừa cân cũng liên quan với các bệnh mãn tính và hậu quả của nó còn cao gấp đôi so với suy dinh dưỡng với các bệnh tật như tiểu đường, tim mạch… leo thang nhanh. Khoảng 43 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân, theo số liệu của WHO năm 2010.

 

Còi xương

 

Còi xương là một trong những chỉ số chính của suy dinh dưỡng mãn tính. Còi xương là khi chiều cao của trẻ quá thấp so với chuẩn tăng trưởng của WHO.

 

Theo số liệu năm 2010, hiện trên thế giới có khoảng 171 triệu trẻ bị còi cọc do không có đủ thực phẩm, một chế độ ăn nghèo vitamin và khoáng chất, trẻ không được chăm sóc đầy đủ và do bệnh tật.

 

Khi sự tăng trưởng chiều cao chậm lại, tức là não cũng phát triển chậm và trẻ sẽ học tập kém.

 

Tỉ lệ thấp còi cao nhất là ở châu Phi và châu Á. Tỉ lệ này tại các vùng Nam-Trung Á, chiếm tới 36%.

 

Thiếu vitamin A, kẽm, sắt và iốt

 

Vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống sẽ giúp tăng cường miễn dịch và các bộ phận trong cơ thể phát triển lành mạnh.

 

Hiện tình trạng tThiếu vitamin A, kẽm, sắt và iốt là mối quan tâm chính của y tế công cộng. Khoảng 2 tỷ người thiếu i-ốt, 1/3 trẻ em trong độ tuổi mầm non trên toàn cầu đang thiếu hụt vitamin A.

 

Bà mẹ suy dinh dưỡng

 

Tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ đã dẫn tới sự phát triển kém của thai nhi, làm gia tăng nguy cơ khi mang thai. Khoảng 13 triệu trẻ em sinh ra có cân nặng dưới chuẩn hoặc sinh non. Và tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ chiếm hơn 10% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

 

20% trẻ em không tử vong nếu được bú mẹ 6 tháng đầu

 

Để trẻ sơ sinh khỏe mạnh, WHO khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong 2 năm hoặc hơn nữa. Chỉ nên giới thiệu thực phẩm sau 6 tháng bú mẹ.

 

Ước tính, khoảng 20% ​​tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể tránh được nếu các nguyên tắc này được áp dụng. Nó cũng giúp giảm tỷ lệ còi xương và bệnh béo phì và kích thích sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.

 

42% phụ nữ mang thai thiếu máu

 

Vấn đề dinh dưỡng ở thanh thiếu niên thường bắt đầu từ lúc nhỏ và nó sẽ còn kéo dài trong suốt quá trình trưởng thành.

 

Việc phòng ngừa thiếu máu và mang thai sớm ở các bé gái sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong khi làm mẹ và ngăn chặn chu kỳ suy dinh dưỡng ở thế hệ kế tiếp. Trên toàn cầu, thiếu máu ảnh hưởng đến 42% phụ nữ mang thai.

 

Nhân Hà
Theo WHO