Những nguy cơ từ chăn, gối

Thực tế là, có đến 1/3 thời gian con người tiếp xúc với chăn, ga, gối, đệm nhưng rất ít người chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe thông qua việc sử dụng các sản phẩm quen thuộc hàng ngày này.

Những nguy cơ từ chăn, gối - 1


Tác nhân gây bệnh tự kỷ?
 
Chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy các chất trong các sản phẩm vải sợi nói chung, và chăn, ga, gối, đệm nói riêng là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác hại từ môi trường, trong đó có thuốc trừ sâu có thể đóng góp vào nguyên nhân gây bệnh tự kỷ đang xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay.
 
Thuốc trừ sâu là loại hóa chất được sử dụng nhiều trong quá trình trồng các loại bông sợi cotton nhằm hạn chế sự phá hoại của các loại sâu bệnh đối với cây bông sợi – nguyên liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm - vốn rất dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh. Trong đó, chất pyrethin, một thành phần phổ biến trong chất chống bọ chét, có thể là tác nhân góp phần gây tự kỷ ở trẻ em.
 
Dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong vải bông có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Nghiên cứu của Khoa sức khỏe công đồng California đưa ra từ năm 2007 cho thấy, thai nhi 8 tuần đầu tiên ở gần khu vực nông trang có sử dụng thuốc trừ sâu xuất hiện biểu hiện bệnh tự kỷ nhiều hơn các khu vực khác. Nhiều khả năng 7% trẻ mắc bệnh tự kỷ ở khu vực này có thể có liên quan với các loại thuốc trừ sâu được sử dụng ở đây. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra được loại thuốc trừ sâu nào có ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi cũng như gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
Các hóa chất gây hại có trong các loại thuốc trừ sâu làm tổn thương các gen mang tính di truyền. Có thể đây là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em. Ảnh hưởng này nghiêm trọng hơn khi tác động lên não bộ của trẻ sơ sinh và thai nhi.
 
Và một số bệnh khác
 
Bên cạnh khả năng xúc tác cho các gen mang tính di truyền gây bệnh tự kỷ, các sản phẩm từ bông, sợi kém chất lượng còn là nguyên nhân của một số bệnh như dị ứng, hen suyễn mãn tính…. thậm chí là bệnh ung thư. Cụ thể như chất formaldehyde thường sử dụng trong bảo quản vải sử dụng quá mức có thể gây dị ứng, viêm da, hay chất aezo  trong thuốc nhuộm vải còn có hóa chất aezo, nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây ung thư hoặc chất Nickel gây nhiễm độc có trong cúc kim loại...
 
Theo bà Đoàn Thị Hữu Nghị - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng, ngoài những tác hại đến môi trường do sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thì những sản phẩm kém chất lượng thực sự là một hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng. Những sản phẩm không đảm bảo độ thoáng khí sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, tích tụ, hay bụi cotton rất nhẹ và nhỏ có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mãn tính, các di ứng với hóa chất...
 
Để bảo vệ người tiêu dùng, xu hướng chung của sản phẩm dệt may cao cấp trên thế giới ngày nay đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ bông vi sinh (organic cotton), sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Ưu điểm của các sản phẩm này là áp dụng quy trình sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên thân thiện với môi trường, không gây kích ứng cho da, giúp lưu thông khí huyết và có độ bền cao hơn hẳn. Ở thị trường Việt Nam hiện nay có dòng sản phẩm Bellizeno đang được áp dụng theo công nghệ sản xuất này.
 
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe trong lựa chọn sản phẩm dệt may, đặc biệt là chăn, ga, gối, đệm. Trên thực tế, các loại sản phẩm kém chất lượng tuy có giá thành thấp nhưng độ bền kém, chi phí cho sức khỏe và môi trường cũng tăng lên. Trong khi đó, dòng sản phẩm cao cấp thường có sự kiểm duyệt chặt chẽ hơn, quy trình xử lý, sản xuất đảm bảo an toàn hơn nên giúp người tiêu dùng tiết kiệm hơn.
 
Hà Dương