Những lưu ý quan trọng khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm

Việc người dùng chưa biết chọn và sử dụng các sản phẩm nhựa đúng với đặc tính sản phẩm và phù hợp chất liệu nhựa có thể gây các nguy cơ không an toàn đối với sức khoẻ.

Những lưu ý quan trọng khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm - 1

Các hộp nhựa ghi "microwave-safe"-safe hay "microwavable" chỉ có ý nghĩa là không nứt vỡ...
  

Không tái sử dụng chai nhựa, hộp nhựa mỏng

 

Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa #1 PET, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần.

 

Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.

 

Một lý do nữa không nên tái sử dụng chai đựng nước và soda làm từ nhựa #1 là vì chúng rất khó cọ rửa sạch. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.

 

TS Ngô Kế Thế, Trưởng phòng nghiên cứu vật liệu Plolyme - composite, Viện Khoa học Vật liệu cũng khẳng định, các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần thường được làm mỏng, độ bền kém.

 

Ngoài ra, loại nhựa này có độ thôi nhiễm kém, có thể dùng lần thứ nhất không sao nhưng sử dụng lần thứ 2 là đã bị thôi các chất tạo nên như màu, chất phụ gia. Đặc biệt, sử dụng lại trong nhiệt độ cao sẽ khiến các chất phụ gia bị thôi nhiễm gây độc hại cho sức khoẻ người dùng. Vì thế, tốt nhất dùng đúng với mục đích của nhà sản xuất và tuân thủ đúng các chỉ dẫn. 

 

Biểu tượng hay nhãn "microwave-safe" hoặc "microwavable" (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa chỉ có nghĩa rằng chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ, hoặc tách rời ra khi quay trong lò vi sóng.

 

Biểu tượng này không đảm bảo rằng những cái hộp đó sẽ không thôi hóa chất ra trong quá trình xử lý nhiệt. Tốt nhất hãy chỉ sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để quay thực phẩm trong lò vi sóng.

 

Các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các loại túi, màng bọc bằng chất dẻo để cất giữ thịt và pho mát. Hãy rửa các hộp nhựa nhẹ nhàng với xà phòng không chứa chất ăn mòn, bởi các loại cọ và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm xước bề mặt nhựa, trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho vi khuẩn.

 

Không dùng đồ nhựa ở nhiệt độ cao 100oC

 

Cũng theo TS Kế Thế, sử  dụng nhựa nguyên chất trong bảo quản thực phẩm có màu trắng đảm bảo độ an toàn hơn nhựa màu. Tuy nhiên, tùy vào từng loại nhựa, chất tạo màu mà nhựa màu có độ an toàn khác nhau.

Ví dụ, nhựa làm bằng màu vô cơ ít độc hại, màu hữu cơ thì độc hơn. Có thể phân biệt bằng cách soi dưới ánh mặt trời. Nếu là nhựa màu vô cơ sẽ không nhìn thấy mặt trời, nếu là nhựa hữu cơ sẽ nhìn thấy mặt trời. Phân loại theo nhiệt độ, có hai loại nhựa là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.

 

Nhựa nhiệt dẻo sẽ biến dạng khi có sử dụng ở nhiệt độ cao. Còn nhựa nhiệt cứng đựng được ở nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên hạn chế dùng nhiệt độ cao khoảng gần 100oC trở lên để tránh các nguy cơ thôi nhiễm hóa chất. 

 

Cách xác định loại nhựa

 

Những lưu ý quan trọng khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm - 2


Theo thông tin của tổ chức Green Guide (Hoa Kỳ), nhựa được phân loại theo mã xác định loại nhựa, được đánh số từ #1 - #7 để chỉ các loại nhựa khác nhau. Con số này được đặt bên trong biểu tượng hình tam giác, thường thấy dưới đáy hộp.

 

Trong các mã đó, chỉ có nhựa #2 HDPE, #4 LDPE và #5 PP là lựa chọn tốt nhất để tiếp xúc với thực phẩm bởi chúng không thôi bất cứ một hóa chất nào đã được biết đến ra thực phẩm.

 

#5 PP là thích hợp nhất cho sử dụng làm hộp đựng thực phẩm và màng bọc thực phẩm, trong khí đó #2 HDPE dùng làm chai đựng sữa và #4 LDPE thích hợp để sản xuất túi đựng thực phẩm.

 

TS Nguyễn Huy Tùng (Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme, Đại học Bách khoa Hà Nội)

Theo Lê Hiền

Khoa học & Đời sống