Những “cột mốc” diệu kỳ của con trẻ

Tiếng ê a tưởng chừng như vô nghĩa, những bước chân tuy còn chập chững nhưng lại là những cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình lớn lên của bé.

Theo GS. BS. Nguyễn Gia Khánh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, xét về phương diện nhi khoa và y học, đánh giá một đứa trẻ không chỉ dựa vào chiều cao, cân nặng mà phải đánh giá một cách toàn diện cả sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm lý và vận động của từng độ tuổi. Cột mốc phát triển là những hoạt động hoặc các kỹ năng thể chất, tinh thần và giao tiếp trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.

Những “cột mốc” diệu kỳ của con trẻ
Trẻ không chỉ phát triển qua chiều cao, cân nặng, mà còn qua các cột mốc phát triển bao gồm thể chất, tinh thần, tâm lý và vận động ở từng độ tuổi.
 
Trong suốt giai đoạn đầu đời, trẻ học kiểm soát các kỹ năng vận động từ thô đến tinh tế và bắt đầu phối hợp cả hai vận động này. Sự phát triển này giúp trẻ 6 – 12 tháng tuổi có khả năng đạt được những cột mốc: tự ngồi một mình, bò, trườn, đứng và đi với sự trợ giúp, rồi tự đứng lên và bước đi một mình. Trẻ cũng học để tự ăn bằng thìa, cốc, nhặt đồ vật với ngón cái và ngón trỏ và học cách ném đồ vật. Bên cạnh các kỹ năng vận động, trẻ cũng bắt đầu tập nói trong năm đầu tiên.
Cột mốc phát triển của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và  môi trường, trong đó, dinh dưỡng quyết định đến 32%. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dinh dưỡng vẫn đóng một vai trò nền tảng cho tất cả những đánh giá, đặc biệt suốt giai đoạn “cửa sổ” 1.000 ngày đầu đời.

Những “cột mốc” diệu kỳ của con trẻ

Dinh dưỡng đúng trong suốt giai đoạn “cửa sổ” 1.000 ngày đầu đời sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển thể chất và nhận thức của trẻ.

Không phải là một khái niệm mới đối với các mẹ Việt Nam, tuy nhiên, các mẹ đã thấu hiểu về những cột mốc phát triểu của con mình và biết cách chăm sóc dinh dưỡng cho con mình đã đầy đủ và phù hợp chưa? Hãy tham gia một số câu hỏi trắc nghiệm dưới đây để hiểu hơn về các cột mốc phát triển của con mình.

1. 0-3 tháng tuổi, bé có thể đạt được những cột mốc nào?

a. Quẫy tay, quẫy chân liên hồi

b. U ơ “hóng chuyện”

c. Nhận ra âm thanh quen thuộc (của bố mẹ, ông bà)

d. Dõi mắt theo sự di chuyển của đồ vật   

2. Trong giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi, bé có thể làm gì?

a. Lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại

b. Khám phá các đồ vật bằng tay và miệng

c. Bi bô một chuỗi âm thanh

d. Phản ứng lại khi được gọi tên

 3. Trong giai đoạn từ 6-9 tháng, bé có thể làm được những gì?

a. Dùng ngón trỏ để chỉ

b. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt đồ chơi

c. Phản ứng khi ai đó gọi tên mình

d. Nói “baba” “mama”

 4. Trong giai đoạn từ 9-12 tháng, bé có thể làm được những gì?

a. Tự chuyển sang đứng trên 2 chân

b. Khám phá đồ vật bằng nhiều cách chẳng hạn lắc, đập mạnh, ném, thảc.

c. Lắc đều để thể hiện “không”

d. Vẫy tay chào tạm biệt

 5. Trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, bé có thể làm được những gì?

a.    Đi lên và xuống cầu thang nhờ vịn vào tay vịn

b.   Tìm đồ vật bị giấu

c.    Thích sách và thích được kể chuyện

d.   Giúp cha mẹ làm một số việc nhà đơn giản

 6. Trong gian đoạn từ 2 – 3 tuổi, bé có thể làm được những gì?

a. Biết dùng nhà vệ sinh với sự hỗ trợ của cha mẹ

b. Tự xúc ăn

c. Nói câu hoàn chỉnh gồm 3 đến 5 từ

d. Hiểu và thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản

 7. Trong giai đoạn từ 34 tuổi, bé có thể làm được những gì?

a. Tự múc ăn

b. Biết cầm cây bút chì sáp và biết gấp giấy

c. Mặc và cởi quần áo

d. Hỏi những câu hỏi ngắn 

 8. Trong giai đoạn từ 46 tuổi, bé có thể làm được những gì?

a. Đứng bằng một chân khoảng 10 giây hoặc lâu hơn

b. Nhảy lò cò, lộn nhào

c. Biết đếm từ 10 đến 20

d. Thích hát, nhảy và đóng vai

 Đáp án: Nếu con bạn đạt được hầu hết tất cả các cột mốc tại từng giai đoạn, điều đó cho thấy bé đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên, mỗi cột mốc có một biên độ dao động tùy theo thể trạng và dinh dưỡng của từng trẻ. Mẹ nên tìm hiểu sâu hơn về dinh dưỡng cho từng cột mốc để phát huy những tiềm năng của bé và trở thành người bạn đồng hành và ghi nhớ những cột mốc ấy để hỗ trợ con mình trên từng chặng hành trình của sự phát triển toàn diện.
 

Với mục tiêu đồng hành cùng mẹ và con trong suốt quá trình lớn lên của bé, website www.cotmocphattrien.com sẽ hỗ trợ mẹ hiểu biết đúng hơn về các cột mốc phát triển để mẹ yêu thương, chăm sóc và phát huy tối đa tiềm năng của bé mỗi ngày.