Làm việc đêm hay sáng sớm sẽ thông minh hơn?

(Dân trí) - Bằng chứng gần đây cho thấy những người làm việc đêm có chỉ số IQ cao hơn. Tuy nhiên, những người dậy sớm lại có những lợi thế không kém.

  

Làm việc đêm hay sáng sớm sẽ thông minh hơn? - 1


Bạn thuộc tuýp người thích thức khuya để hoàn thành công việc hay thường dậy sớm như một cách khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng?

 

Nếu là trước đây, bạn hãy vui vẻ áp dụng theo nghiên cứu mới cho rằng những người có chỉ số thông minh cao hơn có xu hướng làm việc đêm nhiều hơn. Nhưng nếu là tương lai, bạn có lý do chính đáng để nghi ngờ tuyên bố trên. Còn dưới đây là những hướng dẫn cho hiện tại:

 

Những phát hiện này có có cơ sở khoa học đáng tin cậy?

 

Các nhà nghiên cứu giấc ngủ có xu hướng chia con người thành 2 nhóm dựa trên việc con người làm việc “buổi sớm” hay “tối khuya”, theo giải thích của TS Robert Alison, chuyên gia động vật học, trên báo Winnipeg Free (Anh).

 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người làm việc tối khuya là một sự tiến hóa mà tạo ra “những cá nhân thông minh hơn”, trong khi “những người có chỉ số thông minh thấp hơn thường có xu hướng ưu tiên hoạt động ban ngày”.

 

Cơ sở của lý thuyết này?

 

Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh tế London nói rằng con người thường hay hướng tất cả mọi việc theo ngày mới và làm việc tối khuya là một “sự ưu tiên mới trong tiến hóa” được thực hiện bởi con người có “mức độ phức tạp cao hơn về nhận thức”. Như vậy, về cơ bản, những người thông minh tiến hóa để thức khuya hơn.

 

Muốn thông minh hơn thì hãy thức khuya?

 

Không đơn giản là như vậy. Một số nghiên cứu cho thấy sở thích ngủ chịu sự chi phối của ít nhất 50% yếu tố di truyền và “chronotype” (tức thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất và tinh thần) thay đổi cùng với tuổi tác. Nói chung, “làm việc tối” đạt đỉnh ở cuối giai đoạn thiếu niên và giai đoạn đầu của tuổi 20.

 

“Làm việc khuya” có nhược điểm gì?

 

Những người làm việc khuya thường có xu hướng bất an, cảm xúc không ổn định và thường gặp nhiều rối loạn về ăn uống và nghiện ngập hơn, theo một nghiên cứu năm 2008 của chuyên gia tâm lý Marina Giamnietro.

 

Những người này cũng thường có xu hướng uống nhiều rượu và hút thuốc nhiều hơn, chuyên gia tâm thần học Hà Lan Walter van den Broek cho biết.

 

Một nghiên cứu khác cho thấy hệ thống thang điểm GPAs của “nhóm thức khuya” cũng thấp hơn những nhóm dậy sớm vào buổi sáng.

 

Vậy người dậy sớm có lợi thế gì?

 

Những người dậy sớm thường có xu hướng tận tâm, kiên trì và hợp tác hơn, van den Broek, một người tự nhận là thích dậy sớm, cho biết.

 

Họ cũng “ứng phó tốt hơn với các yêu cầu học tập và có điểm số tốt hơn.

 

Nhân Hà

Theo Theweek