Làm gì khi biết mình bị trĩ

Bệnh nhân trĩ nếu có những điều chỉnh trong sinh hoạt thường ngày, chú trọng chế độ ăn uống có thể làm giảm bớt những triệu chứng của trĩ. Một trong số 4 lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh trĩ giai đoạn đầu chính là chú ý việc dùng thuốc điều trị bệnh trĩ để nhanh chóng vượt qua sự khó chịu mà căn bệnh này gây ra.

Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch, phổ biến ở cả nam và nữ. Trĩ khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở. 4 điều cần làm ngay dành cho bệnh nhân trĩ giai đoạn đầu để nhanh chóng vượt qua các triệu chứng trĩ:

1. Ngăn chặn các yếu tố làm bệnh nặng hơn:

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ một phần không nhỏ là do thói quen sinh hoạt. Đối tượng mắc bệnh trĩ thường là người ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày, như nhân viên văn phòng, học sinh-sinh viên... Nhiều người có thói quen ngồi quá lâu và dùng quá sức khi đi vệ sinh, có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, gây ra bệnh trĩ.

Ngồi lâu và dùng sức nhiều khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Ngồi lâu và dùng sức nhiều khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân nên bắt đầu từ bỏ các thói quen gây hại, nhất là đứng hoặc ngồi làm việc liên tục. Giảm thiểu tối đa việc ngồi quá lâu, tránh dùng nhiều sức khi đi đại tiện.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần hạn chế thức ăn cay nóng hoặc các loại quả có độ ngọt quá cao như mít, xoài, nhãn, vải... hoặc các loại quả ướp muối ớt, tương ớt. Các loại quả này cung cấp vitamin nhưng gây nóng ruột, dễ táo bón. Để bệnh trĩ chóng khỏi và ngừa tái phát, bệnh nhân cần kiêng hoàn toàn đồ cay, nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

2. Vượt qua tâm lý ngại ngùng, đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời:

Bệnh trĩ là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Không quá khó để nhận biết dấu hiệu bệnh nhưng vì tâm lý e ngại, xấu hổ nên có nhiều người âm thầm chịu đựng nhiều năm và chỉ chữa trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, chảy máu nhiều hoặc búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn không thể nhét vào.


Đừng ngại ngùng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc điều trị trĩ và phương pháp thích hợp

Đừng ngại ngùng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc điều trị trĩ và phương pháp thích hợp

Hơn thế, bệnh trĩ còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn, mất máu... rất nghiêm trọng và gây ra nhiều đau đớn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Khi đã bị trĩ, người bệnh cần suy nghĩ tích cực, vượt qua tâm lý ngại ngùng để được bác sĩ tư vấn, khám chữa tận gốc cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.

3. Sử dụng phương pháp nội khoa khi bệnh còn ở mức độ nhẹ:

Phương pháp điều trị trĩ thường được áp dụng là dùng thuốc, còn gọi là điều trị nội khoa ngay trong giai đoạn trĩ cấp. Hiện nay, hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán những loại thuốc điều trị trĩ cấp không cần kê toa.

Dùng thuốc điều bệnh trĩ hay còn gọi là điều trị nội khoa
Dùng thuốc điều bệnh trĩ hay còn gọi là điều trị nội khoa

Ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu như chảy máu khi đi đại tiện, đau rát, khó chịu vùng hậu môn... người bệnh có thể đến nhà thuốc gần nhất để chọn mua thuốc được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng quốc tế, giúp cầm máu chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng trong 4 ngày tiếp theo. Chỉ sau 7 ngày điều trị, tất cả các triệu chứng trĩ cấp đều dứt hẳn, giúp người bệnh thoát khỏi cuộc sống khó chịu, dai dẳng, khó nói vì trĩ.

4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày:

Thạc sĩ - Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng phân khoa hậu môn, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM chia sẻ những mong muốn thường gặp của người bệnh khi đến khám và điều trị là điều trị tận gốc và không bị tái phát. Theo lời khuyên của bác sĩ Hưng, ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh trĩ, người bệnh còn cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và chú ý chế độ ăn uống để nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng trĩ.

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước để phân mềm, tránh táo bón, tăng nguy cơ bị trĩ.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong nhiều giờ, có thể áp dụng những bài tập đơn giản như đứng lên ngồi xuống sau mỗi 30 phút ngồi.

Tăng cường vận động, tập thể dục hằng ngày để giảm áp lực tĩnh mạch - có thể xảy ra khi đứng hoặc ngồi nhiều - giúp ngăn ngừa táo bón. Tập thể dục, đi bộ, bơi lội... cũng có thể giúp giảm cân và góp phần cải thiện bệnh trĩ.

Làm gì khi biết mình bị trĩ - 4

Những điều cần biết khi bị bệnh trĩ