Làm gì khi bị viêm mũi mãn tính nặng?

(Dân trí) - Con gái tôi bị viêm mũi nhiều năm nay và hậu quả là cháu không thể thở bằng mũi hay ngửi thấy thứ gì. Các chuyên gia nói rằng không cần phải chữa nhưng nó thì lại rất mong được điều trị. Vậy tôi phải làm gì?

  

Làm gì khi bị viêm mũi mãn tính nặng? - 1


Trả lời:

 

Biểu hiện của con gái bạn cho thấy cháu đã bị viêm mũi mãn. Cháu bị ngạt mũi và không ngửi thấy gì là do các dịch trong mũi đang bít kín đường hô hấp trên. Thuật ngữ y học gọi đây là viêm mũi mãn tính lâu năm với các triệu chứng xuất hiện không theo mùa.

 

Khoảng 90% trường hợp viêm mũi là do dị ứng. Hệ miễn dịch đã quá nhạy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm.

 

Điều này sẽ dẫn tới tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra các triệu chứng điển hình như viêm họng, điếc mùi và hắt hơi hay đau đầu - đây là tình trạng con gái bạn đang phải chịu.

 

Bệnh rất phổ biến, khoảng 10% dân số bị dị ứng mũi mà thường xuất hiện từ lúc còn rất trẻ. Yếu tố di truyền cũng có liên quan khá mạnh.

 

Các tác nhân kích thích như mạt bụi nhà, nấm mốc, nước tiểu động vật nuôi, nước bọt hay lông của vật nuôi. Các loại thảm và khăn chải giường cũng là những môi trường trú ẩn của các tác nhân này. Vì thế việc kiểm soát môi trường sống rất cần thiết, giúp bệnh nhân không bị phát bệnh.

 

Chẩn đoán dựa trên việc trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, ngoài ra còn có thể xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ giúp xác nhận chính xác có đúng bệnh nhân bị dị ứng không thông qua việc tìm kiếm nồng độ protein miễn dịch IgE trong máu có cao không.

 

Nếu xét nghiệm cho kết luật là dị ứng thì điều quan trọng là giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này.

 

Điều này là dễ dàng thực hiện bằng cách không nuôi các vật nuôi gây dị ứng, thường xuyên hút bụi, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa; hạn chế dùng thảm, màn cửa, đồ nội thất bọc vải…

 

Ngoài ra, có thể dùng một số loại thuốc có thể giúp - bao gồm cả thuốc kháng histamine uống hoặc xịt mũi, thuốc xịt steroid và các chế phẩm khác chặn phản ứng miễn dịch.

 

Ngoài ra có thể dùng liệu pháp desensitisation, tức là tiêm lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể vào hàng tuần và trong một khoảng thời gian dài (tháng hoặc năm), với mục đích thay đổi cách thức phản ứng của hệ miễn dịch.

 

Ở trường hợp của con gái chị, do nguyên nhân thực sự chưa được xác định nên cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bệnh không phát hoặc thử phương pháp desensitisation.

 

Uyên Phương

Theo DM