“Không can thiệp ngay lập tức, gánh nặng ung thư sẽ gia tăng đáng kể”

(Dân trí) - Đây là nhận định của GS. Mark Woodward, chuyên gia thống kê sinh học của Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George, tại lễ khởi động giai đoạn 2 của chương trình nghiên cứu về tác động kinh tế và xã hội của bệnh ung thư tại 8 quốc gia thành viên ASEAN.

  

“Không can thiệp ngay lập tức, gánh nặng ung thư sẽ gia tăng đáng kể” - 1


Để đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn 2 của nghiên cứu này, 120 điều tra viên, bác sỹ và y tá các nước Asean đã tham dự một khóa huấn luyện thực tế 2 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ được tuyển chọn từ mỗi quốc gia Asean tham gia chương trình. Các bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 1 năm đầu tiên sau khi chuẩn đoán ung thư và sẽ được phỏng vấn. Mỗi bệnh nhân sẽ được cung cấp một cuốn nhật ký theo dõi chi phí để xác định thước đo đầu ra về hậu quả tài chính, nghèo đói do bệnh tật, chất lượng cuộc sống, nỗi đau tâm lý, viện phí, chi phí chăm sóc sức khỏe khi không nằm viện, chi phí tự trang trải, phụ phí, khó khăn về kinh tế, tình trạng bệnh và khả năng sống sót.
 

“Asean Foundation hy vọng rằng nghiên cứu sẽ giúp chính phủ các nước Asean tìm ra các giải pháp về chính sách phòng chống ung thư và phân bổ nguồn lực. Để đối mặt với khủng hoảng ung thư chúng ta không chỉ cần dữ liệu thời gian thực mà cả sự ứng phó mang tính hợp tác trong khu vực của chính phủ các nước Asean và đó là lý do chúng ta sẽ tìm mọi cách đảm bảo rằng ung thư là vấn đề hàng đầu trong chương trình Hội nghị Asean về Sức khỏe năm 2012”, TS. Makarim Wibisono, Giám đốc điều hành Asean Foundation kết luận.

Nghiên cứu này sẽ có sự tham gia của khoảng 10,000 bệnh nhân ung thư đã nhập viện hoặc đang điều trị ở các giai đoạn khác nhau tại 8 nước Asean (Malaixia, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanma, Phillippin, Thái Lan và Việt Nam). 

 

Giai đoạn 2 của Nguyên cứu về bệnh ung thư tại khu vực Asean nhằm đánh giá tác động của căn bệnh ung thư về  kinh tế đối với các hộ gia đình; sự khác biệt trong quản lý và chi phí điều trị bệnh ung thư tại các bệnh viện và các cơ sở không phải là bệnh viện; và các ảnh hưởng của bệnh ung thư về mặt xã hội và chất lượng cuộc sống đối với bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau.

 

Gánh nặng kinh tế của căn bệnh ung thư bao gồm các chi phí về phòng chống bệnh, dịch vụ sàng lọc và chữa trị; thời gian và công sức của bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình điều trị ung thư; và chi phí liên quan đến việc mất năng suất lao động do bệnh và tử vong sớm.

 

“Thiệt hại mà con người phải gánh chịu bệnh ung thư hoặc tử vong là tồi tệ và phần nhiều có thể ngăn chặn được. Giờ đây chúng tôi thấy rằng không có can thiệp ngay lập tức, gánh nặng của bệnh ung thư sẽ gia tăng đáng kể trong khu vực Asean với nhu cầu về hệ thống chăm sóc sức khỏe và chi phí kinh tế cao hơn nhiều khả năng các nền kinh tế khu vực này có thể đáp ứng”, GS. Mark Woodward nói.

 

Trước đó, giai đoạn 1 của Nghiên cứu về bệnh ung thư tại khu vực Asean cho thấy năm 2008 có hơn 700,000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới được phát hiện và có khoảng nửa triệu ca tử vong do ung thư trong cùng năm tại các nước thành viên Asean. Và sự gia tăng gánh nặng của căn bệnh ung thư trong khu vực Asean là do lão hóa và tăng trưởng dân số, xu hướng gia tăng về cách sống liên quan tới bệnh ung thư như hút thuốc, lười vận động và chế độ ăn uống của ngưới phương Tây.

 

Nhân Hà

Theo Asiaone