Không béo phì vẫn bị tiểu đường?

(Dân trí) - Vợ tôi bị chẩn đoán mắc tiểu đường typ 2. Cô ấy không bị béo phì, có chế độ dinh dưỡng tốt, chỉ hơi ít luyện tập. Xin hỏi có phải ngưỡng chuẩn để chẩn đoán mắc tiểu đường hiện đã có sự thay đổi nhằm nhấn mạnh nguy cơ từ bệnh béo phì?

Không béo phì vẫn bị tiểu đường?  - 1


Trả lời:
 

Ngưỡng đường huyết cho biết mắc tiểu đường đã được chuẩn hóa từ cách đây nhiều năm. Nó không giống như khuyến nghị về mức cholesterol (mà bằng chứng mới cho thấy cần phải có sự thay đổi về mức tiêu chuẩn). Thậm chí, nếu vợ bạn được chẩn đoán mắc tiểu đường cách đây 20 năm thì ngưỡng đó vẫn vậy.

 

Còn quan niệm tiểu đường là do béo phì xuất phát từ chính tỉ lệ người béo phì bị tiểu đường ngày càng nhiều và cũng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những vấn đề về sức khỏe liên quan với bệnh tiểu đường. Chỉ mới tuần trước thôi, số liệu công bố tại Anh cho thấy, tỉ lệ chẩn đoán mắc tiểu đường trong 6 năm qua đã tăng khác thường, tới 74%.

 

Với bệnh tiểu đường, cơ thể không thể kiểm soát mức đường trong máu bởi vì không sản xuất được insulin (tiểu đường typ 1) hoặc không sản xuất đủ insulin hay kháng lại chính insulin do cơ thể sản xuất (tiểu đường typ 2). Insulin là hormone rất cần cho quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Khi nó không được sản xuất hoặc cơ thể bạn từ chối chính nó, lượng đường trong máu sẽ cao tới mức nguy hiểm. Tiểu đường typ 1 ít phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Tiểu đường typ 2 phổ biến ở lứa tuổi trên 40 và thường liên quan chặt chẽ với béo phì.

 

Sẽ chẩn đoán mắc tiểu đường nếu mức đường huyết là trên 11,1mmol/lít litre (xét nghiệm ngẫu nhiên khi bạn mới ăn trước đó) và trên 7.0 mmol/lít nếu bạn chưa ăn gì 6 giờ trước đó. Mức đường huyết bình thường sau ăn là dưới 6,1mmol/lít. Ở một số người, kết quả có thể không rõ ràng. Khi đó, sẽ phải làm thêm xét nghiệm khác: đo đường huyết trước và sau khi uống một cốc nước đường gluco 2 tiếng. Nếu trên 11,1 mmol/lít thì chắc chắn mắc bệnh tiểu đường.

 

Chỉ số này rất quan trọng bởi vì có những bệnh nhân không hề có biểu hiện, dấu hiệu nào cho thấy có nguy cơ mắc tiểu đường và đến khi phát bệnh thì đã ở thể rất nặng. Đầu tiên, đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng tới các mạch máu, gây nguy hiểm cho thận (làm hỏng chức năng cơ bản), hệ thần kinh (có thể dẫn tới lở loét, hoại thư da) và mắt (dẫn tới mù lòa). Các động mạch ở tim có thể bị tắc, dẫn tới nguy cơ nhồi máu cơ tim.

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường. Cân nặng và gien là phổ biến nhất. Tôi không biết cân nặng chính xác của vợ anh là bao nhiêu nhưng tôi đoáng cô ấy nặng hơn trọng lượng chuẩn 10 - 20%. Nếu đúng vậy thì vợ anh nên cố gắng giảm số cân thừa đó hết sức có thể, điều này sẽ giúp kích hoạt việc sản xuất insulin. Ngoài ra, nên thay thế tinh bột - đường phúc bằng các loại tinh bột - đường đơn (thay vì ăn bánh ngọt, bánh nướng nên ăn cơm gạo lức, ngũ cốc); tăng cường bổ sung chất xơ. Điều này sẽ giúp áp huyết, đường huyết ổn định.

 

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc kiểm soát mức đường huyết đúng đắn sẽ giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng. Sự ổn định của đường huyết sẽ dễ dàng hơn nếu vợ bạn không thừa cân. Ghi nhật ký dinh dưỡng thường xuyên là một trong những cách tốt để vợ anh kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nên tăng cường đi bộ mỗi ngày với thời lượng 20 - 30 phút sẽ rất tốt cho sức khỏe của cô ấy.

 

Thu Uyên

Theo Dailymail