Khắc phục tật nói lắp

Nói lắp là một tật ngôn ngữ khá phổ biến. Thống kê ở nhiều nước với các ngôn ngữ khác nhau cho thấy nước nào cũng có khoảng 1% dân số bị tật nói lắp. Xin gợi ý với vài cách thức tập luyện nhằm khắc phục tật này.

- Tật nói lắp đặc trưng là lời nói phát ra không được suôn sẻ: do các cơ phát âm bị co thắt (không khởi động được lời nói) hoặc rung giật (lặp đi lặp lại một âm tiết), sự căng thẳng này làm mất sự đồng bộ giữa cơ chế hít thở và phát âm.

 

Do đó, việc tập thở có vai trò hết sức quan trọng. Luyện tập khí công có tác dụng rất tốt để khống chế tốt nhịp thở và tạo thư giãn cho các cơ.

 

- Ngoài rối loạn về thở - phát âm, tật nói lắp lâu năm còn gây ra hậu quả tâm lý nặng nề là “sợ nói”, nhất là khi phải nói trước đông người hoặc có tầm quan trọng như vào thi vấn đáp. Do đó, cần rèn luyện thêm đức tính tự tin, biết kiềm chế được cảm xúc thì kết quả luyện tập mới được bảo đảm.

 

Theo GS Phạm Kim

Sức Khỏe & Đời Sống