Gợi ý giải pháp cho tình trạng "lúc nào cũng bận"!

Đã là giám đốc điều hành thì có vấn đề không? Câu trả lời sẽ là Có, Có rất nhiều! Trong đó đáng nói là thử thách về tuổi tác, và vấn đề muôn thuở của một quản lý là thừa việc, thiếu thời gian…

Tình huống quen thuộc

Việc quá bận bịu và ôm đồm nhiều công việc cùng lúc có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống của bạn (như giảm trí nhớ, độ tập trung…). Những “biến cố” như quên sinh nhật vợ, không thể tổ chức mừng thọ cho cha mẹ, thậm chí quên đi tiệc cưới của bạn bè, khiến mối quan hệ gia đình và xã hội ngày càng căng thẳng, gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp. Trong cuộc sống thường ngày, các tiểu tiết như mất chìa khoá, mất giấy tờ, trễ hạn tín dụng vừa lấy thêm thời gian, vừa tạo thêm bực bội.

bec-grass-dantri-1-d9903

Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung… trong cuộc sống mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn.

Vợ con, bạn bè và các sếp, lúc đầu có thể thông cảm, song sau một thời gian, đều dễ nổi giận với bạn. Bản thân bạn cũng chẳng vui gì. Bạn thực sự muốn mình là người đúng giờ và rảnh rang hơn một chút. Song dù cố thế nào, công việc quá nhiều khiến bạn phải thức đêm, ngày hôm sau thì quá mệt để suy nghĩ thấu đáo và hành động chuẩn xác. Có phải bạn đang bị quá tải bởi công việc và trách nhiệm.

3 thủ phạm chính

Có thể thấy một ngày của bạn đầy những công việc. Bạn phải làm việc liên tục và đi từ cuộc họp này đến cuộc hẹn khác, từ công tác này qua dự án kia. Tuy nhiên, bạn cảm thấy mình không bao giờ có thời gian giải quyết kịp cho xong bất kỳ việc gì. Có rất nhiều giám đốc điều hành bị tình trạng như bạn, kỳ vọng cao song không thực hiện được. Điều đó chứng tỏ bạn có khả năng đang bị các vấn đề sau:

Thói quen làm việc chưa hiệu quả: có thể là do bạn không có thói quen quản lý thời gian, bạn hay làm việc của người khác, không có tổ chức (trong công việc và cuộc sống), hoặc không để ý đến “deadline”. Hãy xem liệu bạn đang có làm đủ thứ ngoại trừ việc cần làm, hay có tính trì hoãn không?

bec-grass-dantri-2-16194

Việc chăm sóc trí não không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hằng ngày của mình.

Hoàn thành công việc không đúng giờ, không đúng “deadline”: chức năng điều hành não bộ có thể bị thiếu khả năng phân bổ sự chú ý đúng mức. Nếu bạn chẳng may mắc phải chứng này, bạn khó duy trì sự tập trung vào một việc. Thay vào đó, lại dễ phân tâm vào Internet, điện thoại và TV.

Nguyên nhân cuối cùng là bạn không chăm sóc trí não đúng cách. Nếu bạn đã và đang có những dấu hiệu sau: buồn ngủ, mệt mỏi, chậm chạp, tâm trí không rõ ràng, kém tập trung, mau quên…, não bộ của bạn có thể đang bước vào giai đoạn hao mòn. Quá trình này cũng sẽ bị thúc đẩy và tăng tốc bởi những áp lực và căng thẳng từ công việc. Nếu như không chú ý, nó sẽ dẫn đến sự sa sút trong phong độ làm việc như giảm trí nhớ hơn, mất tập trung hơn…

Khắc phục không khó

Nhận biết được nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra giải pháp.

Nếu bạn có thể nhận biết các thói quen làm việc chưa hiệu quả, giải pháp là bạn nên thay đổi chúng. Lập thời gian biểu cụ thể các việc mình cần làm trong ngày, ghi chú chúng cẩn thận và có thể dùng các sticky-note (giấy nhắc nhở) để kiểm soát ti tỉ các việc bạn phải thực hiện.

Nếu bạn mắc chứng giảm tập trung, cần xem xét việc này đã xảy ra từ thời gian nào, liệu bạn có tự tìm biện pháp phục hồi, cải thiện hay cần đến bác sỹ thăm khám và được tư vấn?

bec-grass-dantri-3-3c72c

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trí não bằng Nước Cốt Gà BRAND’S hằng ngày giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi trí não.

Chăm sóc trí não đúng cách: cần tập luyện trí não thông qua các trò chơi trí não (Sudoku, giải đoán ô chữ…) và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trí não, trong đó có các chất chống ôxy hóa như Carnosine và Anserine chỉ có trong nước cốt gà được hình thành qua quá trình thủy phân để giảm căng thẳng, mệt mỏi.

PV