Giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường không cần phải ăn uống quá kiêng khem, có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng gần giống như người bình thường, thậm chí là vẫn có thể uống sữa. Đó là những khẳng định được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra!

Thực tế cho thấy, không ít bệnh nhân đái tháo đường đã chọn cách kiêng khem hết sức nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống, dẫn đến thiếu chất, sụt cân nhanh do lo lắng chỉ số đường huyết có thể tăng, e ngại bệnh tiến triển theo chiều hướng bất lợi cho cơ thể. Việc keng khem quá mức không những ảnh hưởng không tốt tới bệnh mà còn có nguy cơ làm cơ thể suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc các căn bệnh khác.
 
Giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường - 1
Hoạt động đo khám sức khỏe thu hút đông đảo người tham dự tại Ngày hội thế giới phòng Đái tháo đường 2010 do Trung tâm Dinh dưỡng và NutiFood tổ chức
 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị đái tháo đường nhưng bệnh nhân không cần quá kiêng khem. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ mà còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác “bị bệnh” và tách biệt trong đời sống xã hội.
 
Giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường - 2
Người bệnh đái tháo đường nên tham vấn ý kiến của bác sĩ thường xuyên để có chế độ dinh dưỡng hợp lý
 
“Không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân bởi mỗi người có sở thích ăn uống, mức độ hoạt động thể lực, mức đường trong máu, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ theo chế độ khuyến cáo nói trên, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày để lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh thành công” – BS Đỗ Thị Nga (nguyên trưởng phòng khám, Trung tâm Dinh dưỡng) chia sẻ - “Cũng cần lưu ý là không nên quá cầu kỳ trong việc phải tổ chức bữa ăn riêng, mà các thành viên khác trong gia đình có thể điều chỉnh đôi chút trong thói quen ăn uống để chia sẻ bữa ăn gia đình với người bệnh”.
 
Giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường - 3
Đái tháo đường có thể phòng ngừa nhờ dinh dưỡng hợp lý. Trong ảnh: Ban Giám khảo đang chấm điểm các bữa ăn tham gia Hội thi nấu ăn Phòng ngừa đái tháo đường với bữa ăn gia đình hợp lý do Trung tâm Dinh dưỡng và NutiFood tổ chức.
 
Cũng theo BS Đỗ Thị Nga, các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường sẽ là sự lựa chọn không thể thiếu trong việc hỗ trợ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. DiabetCare là một trong các giải pháp dinh dưỡng đến từ chuyên gia dinh dưỡng NutiFood, được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho người đái tháo đường với chỉ số đường huyết rất thấp (GI=31,5, được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Trung tâm Dinh dưỡng), đáp ứng khuyến nghị của Hội Đái tháo đường thế giới (IDF) nên người đái tháo đường hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
 
Công thức đặc biệt IMF 8:2:1 trong DiabetCare là sự kết hợp cân đối giữa các thành phần đường bột hấp thu chậm gồm Isomaltutose, Maltitol và Fructose giúp ổn định đường huyết. Hệ chất xơ FOS  và Guar Gum có tác dụng làm chậm hấp thu đường vào máu, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất. Ngoài ra, DiabetCare còn cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, như PUFA, MUFA - là các axit béo không no có nguồn gốc thực vật, hỗ trợ tốt cho hệ tim mạch, huyết áp và hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh và chất đạm có giá trị sinh học cao, giúp hấp thu hoàn toàn. Đặc biệt, DiabetCare không chứa Gluten và không Cholesterol. 1 ly sữa DiabetCare 230ml cung cấp 217Kcal và đầy đủ dưỡng chất, có thể dùng thay thế một bữa ăn nhẹ trong ngày khi người bệnh mệt mỏi không muốn ăn hay không có thời gian chuẩn bị bữa ăn.

Anh Kiệt

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nên gần giống với người bình thường nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
 
1. Nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (khả năng làm tăng đường huyết của một thực phẩm sau khi ăn) và chất bột đường hấp thu chậm, Ví dụ như gạo không xay trắng quá, gạo lức, các loại ngũ cốc… hơn là bánh mì trắng, khoai tây luộc.
 
2. Giảm lượng chất béo, nhất là mỡ động vật. Thay vào đó, nên ăn các loại dầu thực vật hoặc mỡ cá
 
3. Tăng lượng chất xơ để bù cho việc giảm lượng tinh bột, cho cơ thể có cảm giác no. Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây, nhưng không chọn các loại trái cây quá ngọt như sầu riêng, mít, nho, xoài, v.v…
 
4. Được sử dụng đường đơn giản như đường mía, mật ong nhưng ít và có kiểm soát, nên hạn chế ăn chè, bánh ngọt, uống nước ngọt các loại.