Gia vị và sức khỏe

Đường, dấm, muối... là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến thức ăn. Nhưng những gia vị này cũng có giá trị dinh dưỡng và cũng có những điểm lưu ý riêng, liên quan đến sức khỏe của bạn.

Muối

 

Muối ăn được mệnh danh là vua trong các loại gia vị. Mấy năm gần đây, muối bị coi là thứ không có ích cho sức khỏe con người.

 

Rất nhiều học giả cho rằng, chỉ cần giảm bớt lượng hấp thụ muối, con người sẽ khỏe mạnh hơn. Thậm chí có người còn cho rằng muối có liên quan đến bệnh tim, rối loạn tuần hoàn máu, trúng gió...

 

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về số lượng muối cần dùng mỗi ngày.

 

Thông thường, cơ thể con người cần từ 4 - 10g muối mỗi ngày. 1 - 2g được lấy từ thức ăn, do đó lượng muối còn lại phải lấy từ các gia vị.

 

Những người mắc bệnh về thận, gan, tim mạch phải dùng muối theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi họ rất dễ bị dị ứng muối. Thế nhưng có 90% số người coi nhẹ điều này và làm cho nguyên nhân mắc bệnh phức tạp hơn.

 

Dấm

 

Thứ gia vị chua này đóng vai trò khá quan trọng trong chế biến món ăn. Dấm được chế hiến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ngô, cao lương, đại mạch, gạo tẻ, hoa quả...

 

Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra nhiều công dụng khác của dấm trong chữa bệnh, làm đẹp.

 

* Bôi dấm vào vết đốt của muỗi, rệp sẽ giảm sưng và ngứa.

 

* Cho chút dấm vào nồi cháo đường vị ngọt sẽ đậm hơn.

 

* Người bị say xe uống một cốc nước ấm pha dấm sẽ thấy dễ chịu hơn.

 

* Cho một ít dấm vào nước tắm, sau khi tắm xong người sẽ thấy dễ chịu, hết mệt mỏi.

 

* Dấm sao với rau răng ngựa có thể trị bệnh trĩ đỏ, trĩ trắng.

 

.* Cho chút dấm vào tương đậu mặn, trồng đậu sẽ có mầu sắc đẹp hơn, ngon hơn.

 

* Cho một hai giọt dấm vào kem đánh răng sẽ tẩy hết được vết han khói thuốc giúp răng trắng sạch (sau khi đánh phải xúc miệng thật sạch).

 

Dầu ăn

 

Ngay từ xa xưa, con người đã biết dùng mỡ động vật để chiên, xào các món ăn... Đến khi chiết xuất được dầu thực vật, nhiều người hy vọng dầu thực vật sẽ thực sự thay thế vị trí của mỡ động vật.

 

Tuy nhiên, sự thay thế này là không hoàn toàn. Sự tồn tại song song của hai loại dầu vẫn được duy trì đến ngày nay.

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mỡ động vật tuy có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng nhưng lại là tác nhân gây ra một số bệnh như: cholesteron máu cao, gây xơ cứng động mạch, động mạch vành, cao huyết áp... chưa kể gây ngán cho người ăn.

 

Dầu thực vật chứa acid béo không no dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (dầu đậu 97%, dầu cải 99%, dầu lạc 98%...), có thể nâng cao khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ, người mắc bệnh viêm da như mẩn hóa.

 

Ngoài ra, nó có thúc đẩy quá trình phân giải và bài tiết cholesteron trong cơ thể.

 

Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên luân phiên sử dụng các loại dầu thực vật (dầu lạc, đậu nành...) để tránh thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

 

Và mỗi gia đình cũng nên dùng mỡ động vật ít nhất mỗi tuần một lần để bổ sung các chất dinh dưỡng mà dầu thực vật không có.

 

Đường

 

Đường chiếm 2% trọng lượng cơ thể, tồn tại chủ yếu dưới dạng glucoza và gluco.

 

Chức năng của đường là cung cấp năng lượng hoạt động cho con người, ước tính khoảng 70% năng lượng cần thiết cho cơ thể.

 

Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, đường có ba xu hướng vận động: thứ nhất đi vào máu và được tận dụng; thứ hai tích trữ ở gan và cơ; thứ ba trở thành mỡ.

 

Ăn quá nhiều đường có nguy cơ béo phì, gây các bệnh xơ cứng huyết quản, cao huyết áp, bệnh vành tim. Ăn đường nhiều cũng gây áp lực cho tuyến tụy dẫn đến bệnh đái đường.

 

Quá trình chuyển hóa thành năng lượng của đường cũng lấy nhiều vitamin B1 của cơ thể, làm giảm hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ bắp. Uống nhiều đường gluco hoặc glucoza ảnh hưởng đến chức năng bài tiết men tiêu hóa và khả năng tiêu hóa các thực phẩm khác của cơ thể.

 

Lời khuyên các nhà dinh dưỡng dành cho mọi người là nên ăn đường vừa phải.

 

Thời điểm ăn đường thích hợp nhất là: trước khi tắm (tắm làm tiêu hao năng lượng và nước trong cơ thể); trước khi chơi thể thao; khi đói bụng hoặc mệt mỏi; khi mặc bệnh đường ruột hoặc bệnh tả.

 

Theo Tư vấn tiêu dùng