Đau ngón chân cái: Bệnh gì?

(Dân trí) - Đau ở ngón chân cái là tình trạng khá hay gặp. Nguyên nhân là vì bàn chân thường xuyên tiếp xúc với stress từ bên ngoài và phải làm việc quá sức. Chấn thường hay gặp khi tham gia các hoạt động thể thao; tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Chấn thương ở bàn chân và hậu quả đau ngón chân cái có thể xảy ra chỉ đơn giản là do đi bộ hoặc chạy.

Đau ngón chân cái: Bệnh gì? - 1

Viêm khớp

Viêm khớp ngón chân cái hạn chế cử động ngón chân cái khiến vận động bị hạn chế chỉ còn mức độ nhỏ. Thoái hóa khớp ngón chân cái gây đau, và dẫn đến cứng và sưng khớp đốt bàn ngón cái. Trong bệnh cảnh cụ thể này, bệnh nhân có thể cần đóng cứng khớp.

Đau ngón chân cái: Bệnh gì? - 2

Cứng khớp ngón chân cái

Viêm khớp ngón chân cái có thể đi kèm với gai xương lớn ở mu chân. Tình trạng này được gọi là cúng khớp ngón chân cái (Hallux Rigidus).

Hallux Rigidus hạn chế duỗi ngón chân cái và thường đi kèm với sưng. Trong trường hợp này, sụn sẽ vẫn trong khoang khớp và gai xương quanh khớp.

Điều trị đầu tiên thường là điều trị nội khoa và đệm lót giày. Tiếp theo, bác sĩ có thể cắt bỏ 25% đầu xương bàn ngón cái mặt mu chân, bao gồm cả các gai xương mặt mu chân.

Biện pháp này bị chống chỉ định nếu đau khu trú ở tầm vận động khớp trung bình. Viêm khớp tiến triển sẽ cần đóng cứng khớp.

Đau ngón chân cái: Bệnh gì? - 3

Ngón chân cái vẹo trong

Ngón chân cái vẹo trong (Hallux valgus) là biến dạng đặc trưng bởi ngón chân cái vẹo vào trong kèm theo phì đại mô quanh khớp đốt bàn ngón cái (còn gọi là bunion).

Biến dạng ngón chân cái có thể gây đau và đau nặng thêm do đi giày. Vì vậy, nếu việc đi giày khiến bạn đau thì phẫu thuật là cần thiết.

Khớp ngón chân cái là khớp hay bị ảnh hưởng bởi bệnh gút nhất trong cơ thể. Đau tái diễn ở ngón chân cái có thể xảy ra do bệnh gút. Bệnh gút là do sự tích tụ a xít uric và lắng đọng các tinh thể a xít uric trong khớp. Bệnh gút thường rất đau và các tinh thể giống như những mũi kim nhỏ xíu. Bệnh gút hay bị nhầm với nhiễm trùng và chẩn đoán đúng là rất cần thiết để điều trị. Chọc hút và phân tích dịch khớp là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán. Dấu hiệu dương tính của bệnh gút trên phim X quang là những tổn thương rỗ tổ ong quanh khớp. Tuy nhiên, phần lớn những người có nồng độ a xít uric cao sẽ không bị cơn gút cấp.

Đau ngón chân cái: Bệnh gì? - 4

“Bàn chân thảm cỏ” (Turf Toe) Turf Toe là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả chấn thương vùng liên đốt bàn ngón chân cái vùng gan bàn chân và phức hợp xương vừng của bàn chân. Đó là một chấn thương khớp ở nền ngón chân cái do duỗi quá mức. Tình trạng này thường xảy ra trong các môn thể thao va chạm. Chấn thương "Turf Toe" thường bắt nguồn từ việc các hoạt động trên mặt sân cỏ nhân tạo. Cỏ nhân tạo là bề mặt dày đặc hơn cỏ tự nhiên, do đó chỉ “trả lại” rất ít khi có lẹc đặt lên đó. Cách dễ nhất để xác định Turf Toe là X quang. Dấu hiệu dương tính có thể cho thấy gãy xương hoặc di lệch xương vừng. Chụp MRI có thể cho thấy rách gan bàn chân.

Đau ngón chân cái: Bệnh gì? - 5

Viêm xương vừng Có hai xương vừng, một ở phía xương chày và một ở phía xương mác. Các xương vừng có vai trò như ròng rọc cho các gân gấp và nằm trong gân cơ duỗi ngắn. Viêm xương vừng là đau toàn bộ đau ngón chân cái khu trú ở gốc ngón chân cái. Các xương vừng quan trọng với vùng ngón chân cái vì chúng hấp thụ lực của trọng lượng cơ thể và giảm ma sát trên đầu xương bàn chân. Ngoài ra, các xương vừng bảo vệ các gân cơ gấp dài vì nó trượt giữa hai xương vừng. Bất kỳ tình trạng bệnh mạn tính nào ở xương vừng mà không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì đều có thể phải phẫu thuật. Cẩm Tú Theo Huffingtonpost