“Cuộc sống số” - tác nhân gây lão hóa mắt từ tuổi 30

Cuộc sống số gắn liền với smartphone, các thiết bị màn hình, vô tuyến, cộng với các yếu tố môi trường, tuổi tác... góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa sớm của mắt.

Hàng loạt tác nhân làm mắt nhanh “già”

Một tổng kết của WeAresocial về thói quen sử dụng internet của người Việt cho thấy, người Việt Nam online 5 giờ đồng hồ bằng các thiết bị vi tính để bàn, và gần 3 tiếng đối với các thiết bị di động.

“Thói quen lạm dụng các thiết bị màn hình, tác động của ô nhiễm môi trường cùng với sự già đi do tuổi tác là những yếu tố hàng đầu, khó tránh gây ra tổn thương và các bệnh lý về mắt”, TS.BS Trần Kế Tổ, Giảng viên bộ môn mắt ĐHYD TP.HCM, BS Khoa Thần kinh Nhãn khoa BV Mắt TP.HCM cho biết.

TS Tổ giải thích thêm, theo quy luật, từ sau tuổi 30 cùng sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể, mắt cũng bắt đầu có những dấu hiệu “lão hóa” như nhìn mờ, mỏi, nhức, khô mắt... Mắt “già” đi và suy giảm chức năng bởi tuổi tác sẽ làm rối loạn quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc.

Tuổi của mắt càng cao, hai bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo thị lực của mắt - thủy tinh thể và võng mạc sẽ càng bị tổn thương nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hiện không ít người mới bước sang tuổi 40 nhưng “tuổi của mắt” đã lên đến độ tuổi 50, 60 bởi ngoài yếu tố tuổi tác, mắt già đi nhanh là do sự tác động dồn dập của ô nhiễm môi trường và mắt phải tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.

Các thiết bị màn hình như máy tính, điện thoại, tivi..., đèn huỳnh quang, đèn LED và cả ánh sáng mặt trời đều chứa 25-35% ánh sáng xanh nguy hại. Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 450-495nm) nhưng lại mang năng lượng cao nên có khả năng tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE).

Tuổi tác, ô nhiễm môi trường và ánh sáng xanh từ các màn hình máy tính, điện thoại, tivi...là những nguy cơ gây suy giảm thị lực và bệnh lý về mắt.
Tuổi tác, ô nhiễm môi trường và ánh sáng xanh từ các màn hình máy tính, điện thoại, tivi...là những nguy cơ gây suy giảm thị lực và bệnh lý về mắt.

“Điều này rất nguy hiểm vì RPE có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Vì thế, khi hoạt động của RPE bị suy giảm là nguyên nhân chính ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao”, TS Tổ lý giải.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, số giờ người Việt “chúi mắt” vào các thiết bị màn hình ngày càng nhiều hơn, đe dọa trực tiếp đến suy giảm thị lực.

Ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố tác động trực tiếp khiến mắt già hóa nhanh chóng. Hiện Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Hà Nội và TP.HCM có mức độ bụi cao gấp 4-6 lần khuyến cáo của WHO cũng chính là nơi có tỷ lệ suy giảm thị lực cao nhất nước ta.

Khói bụi, hóa chất độc hại hay nguồn nước ô nhiễm... khi tác động thường xuyên sẽ tích tụ nhiều chất oxy hóa có hại, phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc, tổn thương tế bào thị giác, làm thị lực suy giảm.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra quốc gia về các bệnh gây mù có thể phòng tránh cho thấy, ở 14 tỉnh thành tại Việt Nam đã có hơn 330.000 người mù, hơn 2 triệu người ở độ tuổi trên 50 tuổi có thị lực kém. Đây là những con số đáng báo động về bệnh mắt trong những năm gần đây.

Làm gì để hạn chế sự lão hóa của mắt?

Theo TS Tổ, khi tỷ lệ các phân tử protein của thủy tinh thể bị biến đổi, lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE bị tổn thương khiến tế bào thị giác chết theo gây ra những bệnh mắt nguy hiểm. Vì thế, phòng tránh bệnh mắt và mù lòa chính là việc chăm sóc, bảo vệ từ sớm thủy tinh thể, võng mạc và lớp tế bào biểu mô sắc tố.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, con người rất khó tách rời khỏi các thiết bị điện tử, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không thể khắc phục trong một sớm một chiều, tuổi cao theo thời gian cũng là yếu tố không thể tránh khỏi.

Vì thế, cần bảo vệ mắt bằng cách làm việc khoa học, cho mắt thời gian nghỉ ngơi, tránh các tác nhân gây hại và thăm khám định kỳ kịp thời phát hiện bệnh lý về mắt.

Đặc biệt, nhờ thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thể thủy tinh, đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất quý Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE


Tinh chất Broccophane thiên nhiên trong WIT có tác dụng tăng cường Thioredoxin ưu việt, giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein của thủy tinh thể, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, giúp nuôi dưỡng mắt từ bên trong, phòng tránh các bệnh về mắt.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên trong WIT có tác dụng tăng cường Thioredoxin ưu việt, giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein của thủy tinh thể, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, giúp nuôi dưỡng mắt từ bên trong, phòng tránh các bệnh về mắt.

 

Vì thế, có thể chủ động bảo vệ đôi mắt bằng nuôi dưỡng cho mắt sáng khỏe từ bên trong và một chế độ làm việc khoa học, nghỉ ngơi thích hợp sẽ hạn chế được sự già hóa của mắt.

Xem video clip cơ chế bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc giúp chăm sóc mắt từ bên trong:

 

Cơ chế bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc giúp chăm sóc mắt từ bên trong

Tú Linh