Con viêm tai nặng vì sai lầm của cha mẹ

(Dân trí) - Không phải tất cả các cha mẹ đều cho con đi khám bác sỹ khi trẻ bị đau tai. Họ thường tự điều trị và kết quả là sai lầm nối tiếp sai lầm. Dưới đây là những sai lầm thường gặp:

Viêm tai là bệnh phổ biến ở trẻ em. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng do vi rút thường “khiêu khích” sự phát triển của căn bệnh này. Người ta cho rằng, 80% trẻ em dưới 3 tuổi bị ít nhất 1 lần cơn đau ở tai.

Tuy nhiên, viêm tai có những loại khác nhau - viêm tai ngoài (viêm ống tai), viêm tai giữa, viêm mủ (khi hệ vi sinh gây ra)….Chỉ có bác sỹ mới có thể xác định chính xác viêm tai loại nào. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào từng loại viêm tai.

Con viêm tai nặng vì sai lầm của cha mẹ - 1

1. Bấm vào gờ bình tai

Nhiều người tin rằng, nếu bấm lên gờ bình tai mà đứa trẻ kêu đau, có nghĩa là tai bị viêm. Tuy nhiên, thử nghiệm này không phải lúc nào cũng đúng với trẻ nhỏ. Bởi chúng không thể miêu tả chính xác cảm giác của mình.

Vì vậy, bạn nên chú ý đến cả những triệu chứng khác có thể xảy ra ở viêm tai. Ví dụ, trẻ con có thể lắc đầu, thích nằm nghiêng đè lên bên tai đau (khi tai ấm hơn, trẻ cảm thấy dễ chịu), lấy tay cọ lên tai.

Khi bị viêm tai, thường xuất hiện các vấn đề liên quan tới quá trình tiêu hóa - đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Người lớn nghĩ rằng con bị ngộ độc và ra sức “đấu tranh” với các chất độc, trong khi bệnh viêm tai giữa đang phát triển nhanh hơn.

2. Tự tra thuốc nước

Khi biết con bị viêm tai, các bậc phụ huynh thường tự ra hiệu thuốc và yêu cầu “một cái gì đó nhỏ vào tai”. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của bác sỹ đối với thuốc nước nhỏ vào tai.

Nếu trẻ bị tổn thương màng nhĩ, bất cứ thuốc nước gì nhỏ vào tai đều có thể gây hại, ảnh hưởng tới thính giác.

3. Chữa bằng các bài thuốc dân gian

Cha mẹ nghĩ rằng, viêm tai thường là do nhiễm trùng, vì thế cần phải chữa nhiễm trùng. Làm thế nào? Tăng cường hệ miễn dịch bằng vitamin và immunomodulators.

Tuy nhiên, những loại thuốc trên tốt hơn cả chỉ để phòng ngừa. Điều trị viêm tai cần phải áp dụng phương phác khác để ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng. Vì thế, thay vì đến gặp dược sỹ ở hiệu thuốc, hãy đến thăm khám ở bác sỹ.

4. Phớt lờ nước mũi

Viêm tai thường đi kèm với chảy nước mũi. Đầu tiên sẽ chảy nước mũi, sau đó là viêm tai. Đa số các bố mẹ đều chú tâm vào chữa tai và bỏ qua chứng sổ mũi. Tuy nhiên, cần thiết điều trị cả hai.

Điều quan trọng là dạy trẻ xì mũi đúng cách: giữ một bên mũi, còn một bên xì ra chất nhày. Sau đó lặp lại với mũi còn lại. Nếu xì một lúc 2 mũi, chất nhày có thể lọt vào ống tai, gây ra viêm.

5. Lạm dụng sưởi ấm

Tai đau cầm được giữ ấm. Nhưng người lớn thường hành động cực đoan bằng cách cho trẻ đội mũi trong nhà, thậm chí cả khi ngủ. Tuy nhiên, không nên để trẻ quá nóng hoặc đổ mồ hôi, bởi chỉ cần bị gió lùa, trẻ sẽ bị cảm. Tốt hơn cả, áp rượu hâm nóng lên tai 2 lần một ngày trong 3 giờ (không để qua đêm)

Tuy nhiên, hãy nhớ: nếu nhiệt độ cơ thể cao, sưởi ấm là chống chỉ định. Và việc điều trị này cần có sự đồng ý của bác sỹ.

Hoàng Hường

Theo aif