“Chuyện ấy” mùa đông: 3 hiểu lầm nên tránh

(Dân trí) - Mùa hè, mỗi lần “yêu” là mồ hôi lại đầy mình. Đây là lý do khiến một số cặp, đặc biệt là vợ chồng trẻ nghiễm nhiên cho rằng "yêu” sẽ làm mùa đông bớt lạnh lẽo hơn.

“Chuyện ấy” mùa đông: 3 hiểu lầm nên tránh - 1
 

Ấm áp nhờ "yêu"

Mồ hôi túa ra sau "giao ban" khi thời tiết nóng bức đã khiến nhiều cặp vợ chồng cho rằng: “yêu" vào mùa đông sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng, giúp giữ ấm cơ thể, bớt cảm giác lạnh giá. Vì thế, họ chăm “yêu” hơn với hi vọng thông qua đó để “gặt hái” chút ấm áp.

 

Nhưng trên thực tế, càng lạnh cơ thể càng cần nhiều nhiệt lượng. Trong khi, “chuyện ấy” lại làm tiêu hao rất nhiều nhiệt lượng, làm sao có thể giữ ấm cơ thể được. Vì thế, cổ nhân thường khuyên nên hạn chế chuyện ấy trong mùa đông nếu muốn giữ gìn sức khỏe.

 

Và khi "yêu", nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, nếu quá “phóng khoáng”, đắm chìm trong “lửa yêu" thì sau lúc “lên đỉnh” sẽ rất mệt mỏi và rất dễ bị cảm lạnh.

 

Cấm cửa “chuyện ấy”

 

Ngược lại, một số cặp vợ chồng vì hiểu rõ “đạo” dưỡng sinh 4 mùa nên cứ sang đông là “cấm cửa” chuyện "yêu”. Kết quả là đang từ 1 - 2 lần/tuần, đột nhiên thành 1 tháng/lần, thời gian "yêu" cũng rút ngắn đi. Thực ra đây cũng là một sai lầm.

 

Điều kiện sinh hoạt ngày nay tốt hơn nhiều so với cổ nhân, dinh dưỡng cũng phong phú, hoàn thiện hơn, sức khoẻ cũng tốt hơn, nhu cầu về “chuyện ấy” cũng mãnh liệt hơn. Vậy nên không cần "tiết chế" quá mức “chuyện ấy” vào mùa đông.

 

Tiêu chuẩn cụ thể và thích hợp là do từng cặp vợ chồng căn cứ vào tình hình sức khoẻ của mình. Nhưng kinh nghiệm chung là: Ngày tiếp theo sau khi "yêu”, vợ chồng đều cảm thấy tâm trạng thoải mái, tinh thần đồi dào thì số lần và thời gian của “chuyện ấy” là phù hợp. Còn nếu cả hai đều thấy đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, sợ khí lạnh và luôn cảm thấy rùng mình thì nên cân nhắc giảm số lần và thời gian “yêu”.

 

Rượu giúp ích cho “chuyện ấy”

 

Mùa đông nhiệt độ trong phòng rất thấp, một số cặp vợ chồng thường uống rượu và cho rằng rượu vừa có thể chống lạnh vừa có thể giúp ích cho “chuyện ấy”.

 

Thực ra uống rượu chống lạnh chỉ là hiện tượng “ấm nóng” tạm thời. Sau khi rượu vào dạ dày, khuếch trương huyết quản, tăng lưu lượng máu, làm cho cơ thể có cảm giác “nóng nóng ấm ấm” nhưng đó không phải là nguồn nhiệt lượng.

 

Còn tác động của rượu với “chuyện ấy” thì lại càng có tính chất tạm thời. Và người xưa cũng “kiêng kỵ” “chuyện ấy” sau khi uống rượu. Còn ngày nay, khoa học hiện đại chứng minh, rượu là một chất độc, uống quá nhiều rượu sẽ làm cho tuyến giới tính trúng độc, dễ dẫn tới liệt dương hoặc vô sinh.

 

Nếu một bên không uống rượu, thường là nữ, mà phải "đáp ứng" bên kia trong hơi men nồng nặng thì rất dễ tạo ấn tượng xấu. Vì thế một người chồng thực sự yêu vợ thì không bao giờ mượn rượu để “yêu”.

 

H.J 

Theo man 39