Chứng “ưa” chảy máu - Bệnh gì?

(Dân trí) - Chứng “ưa” chảy máu được biết đến từ những gia đình hoàng gia ở Châu Âu. Vậy căn bệnh này nghĩa là gì và có triệu chứng ra sao?

Haemophilia - “Chứng ưa chảy máu” là sự rối loạn máu trong di truyền gồm Haemophilia A, Haemophilia B và bệnh Von Willebrand. Khi mắc chứng Haemophilia thì khả năng đông máu bị giảm xuống vì bị mất một số nhân tố làm đông máu khiến máu chảy nhiều hơn và lâu hơn bình thường.

 

Haemophilia A là chứng ưa chảy máu bị thiếu khuyết nhân tố đông máu cần thiết gọi là nhân tố VIII - thường được sản sinh trong gan và gen bị thiếu khuyết nhiễm sắc thể X, bệnh này thường hay gặp hơn Haemophilia B.

 

Haemophilia B bị thiếu khuyết nhân tố IX, đôi khi người mắc Haemophilia B không phải do di truyền từ gia đình mà do rối loạn trong cơ thể nên phát triển thành bệnh.

 

Bệnh Von Willebrand mang thể tính lặn và tính trội nhưng bệnh biến đổi tự phát này thì hiếm gặp.

 

Những ai thường hay mắc bệnh này?

 

Chứng hay chảy máu là do rối loạn nhiễm sắc thể X điều này đồng nghĩa với việc phần lớn đàn ông thường hay mắc phải căn bệnh này vì họ chỉ có một nhiễm sắc thể X.

 

Còn phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X nên khi thiếu khuyết một nhiễm sắc thể X thì cũng ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp họ bị di truyền từ bố mẹ khi thiếu khuyết tới hai nhiễm sắc thể X, trong trường hợp này họ sẽ bị mắc chứng haemophilia.

 

Mặc dù căn bệnh này do di truyền là nhiều nhưng cứ ba trường hợp bị di truyền thì có một trường hợp là bệnh tự phát.

 

Triệu chứng

 

Triệu chứng của căn bệnh là hay xuất hiện những vết thâm và khi bị chảy máu thường lâu cầm. Chảy máu này có thể do tự phát ( không phải các yếu tố ngoại cảnh gây  nên) hoặc do ảnh hưởng của vết thương cũng gây chảy máu.

 

Cùng mắc căn bệnh này nhưng chảy máu nhiều hay ít còn phụ thuộc và sự thiếu khuyết nhiễm sắc thể của từng người. Việc bị đứt tay nhẹ hay chỉ chày xước da thì không có gì đáng lo, nhưng về bản chất thì nó sẽ đe dọa cuộc sống của bạn. Chảy máu nhiều lần có thể dẫn đến bệnh viêm khớp và tổn thương đến khớp trong một thời gian dài.

 

Đặc biệt khi chảy máu tự phát là rất nguy hiểm, nhất là khi xuất huyết não thì rất khó kiểm soát và nó đe dọa tính mạng con người.Việc mất máu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến học tập và công việc.

 

Phát hiện bệnh

 

Có khoảng hơn 6.000 người ở Mỹ mắc bệnh haemophilia và khoảng 5.000 người mắc bệnh Von Willebrand. Vì vậy đối với những gia đình có tiền sử mắc haemophilia trước khi sinh con cần phải có những biện pháp làm giảm thiểu rủi ro di truyền lại cho trẻ.

 

Những người có gen bị khiếm khuyết thì nên đi kiểm tra máu.

 

Phụ nữ mang thai có thể siêu âm để xác định giới tính của đứa trẻ và xem xét rủi ro mắc bệnh hoặc làm một số các xét nghiệm để xác định gen cho bé.

 

Kiểm soát tình trạng bệnh

 

Không có phương pháp nào chữa dứt điểm căn bệnh Haemophilia mặc dù bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung chất đông máu.

 

Tuy nhiên, chứng ưa chảy máu này có thể dùng một số thuốc như desmopressin để tăng khả năng đông máu.

 

Khi mắc bệnh Haemophilia, nếu tự dưng chảy máu thì ngay lập tức phải sơ cứu như: nằm yên nghỉ ngơi và nhờ người khác hoặc tự mình buộc vết thương để làm giảm khối lượng máu bị mất và đặc biệt nếu bệnh nặng, bạn cần phải được điều trị nhiễm sắc thể thứ VIII và IX .

 

Những người mắc bệnh này nên sống gần bệnh viện lớn, trung tâm điều trị bệnh để dễ dàng được cấp cứu khi chảy máu quá nhiều điều mà bệnh viện địa phương khó có thể thực hiện được.

 

Thường xuyên kiểm tra bệnh khi bạn thấy hay chảy máu, đặc biệt trong trường hợp bạn cần phải mổ vì lý do nào đó.

 

Đối với bệnh viêm gan C và HIV cũng hay dẫn đến chảy máu vì vậy bạn cũng cần kiểm tra và có nhưng biện pháp điều trị thích hợp. Thay đổi lối sống và chăm sóc sức khoẻ để giảm thiểu tình trạng bị mất máu, thiếu máu

 

Minh Anh

Theo BBC