Chữa bệnh thai độc ở trẻ sơ sinh

Tôi nghe một người bạn nói về bệnh thai độc ở trẻ sơ sinh nhưng chưa hiểu rõ lắm về căn bệnh này. Vậy bệnh thai độc ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh và cách điều trị như thế nào? Chị Trần Thị Mỹ (Gia Lâm)

Bệnh thai độc là hiện tượng trẻ sơ sinh có rất nhiều mụn mẩn lở loét. Trong Y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân gây bệnh này có liên quan đến bệnh nhiệt độc trong cơ thể người mẹ thời kỳ mang thai.

 

Bệnh có biểu hiện tương đối dễ nhận như: Trên da trẻ nổi lên những mẩn mụn đỏ, hay ở trên đầu mọc lên những mụn dạng như nấm khô hoặc loại chảy mủ.

 

Nguyên nhân phần nhiều do bố mẹ của trẻ ăn quá nhiều loại chất béo, chất ngọt hoặc hay tức giận, uất ức... Cũng có thể do người mẹ mắc bệnh giang mai, hỏa độc ẩn chứa trong tinh huyết, nhiệt độc truyền vào trong rốn mà thành ra bệnh.

 

Để chữa căn bệnh này xin nêu ra 3 bài thuốc thảo dược sau, rất có hiệu nghiệm:

 

Bài 1: Hoa tử vi 3g, nấu lấy nước uống, còn bã đắp lên chỗ trẻ bị độc sinh lở loét ở trên đầu.

 

Bài 2: Đăng cam thảo (cỏ bấc đèn) cắt dài khoảng 20cm, đỗ đen 6g, cam thảo 3g, lá cây vầu 1 cái, nấu lấy nước cho trẻ uống.

 

Bài 3: Hoàng thủy dụ (cây khoai nước, có nơi gọi là cây khoai bãi, trông rất giống củ khoai môn), Khổ sâm căn (rễ cây khổ sâm), dãi ở tổ chim yến, các thứ lượng bằng nhau, nghiền thành bột, trộn với dầu hạt cải rồi bôi lên chỗ mẩn mụn lở loét. Hoặc nấu lấy nước, dùng nước đó rửa ở bên ngoài.

 

Theo BS. Lan Hương

Sức khỏe & Đời sống

Dòng sự kiện: Chăm sóc trẻ