Chỉ số GI trong thực phẩm là gì?

Trong một số trường hợp cần ăn kiêng, tuân thủ chế độ ăn kiêng rất cần thiết nhưng nếu tuân thủ chế độ ăn kiêng dựa theo chỉ số GI thì hiệu quả chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa.

GI là gì?

 

GI - Glycaemic Index -  là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chất bột đường hiện diện ở hầu hết các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày như: cơm, bún, bánh mì và ngay cả trong sữa công thức dành cho trẻ đang lớn.

 

Phân loại GI cho thực phẩm?

 

Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng  cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Điểm này đặc biệt quan trọng đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, vì đây là giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì loại chỉ số đường huyết trong thực phẩm trẻ ăn có tác động trực tiếp lên tốc độ phát triển khả năng nhận thức của trẻ, những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao như: các loại nước ngọt, bánh mì, kẹo (1), tốc độ cung cấp năng lượng diễn ra rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó sẽ gây ra những khoảng thời gian thiếu cung cấp năng lượng cần thiết cho não hoạt động hỗ trợ quá trình học hỏi của trẻ.

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lựa chọn tối ưu hơn để có thực phẩm với chỉ số GI thấp giúp cung cấp năng lượng liên tục và kéo dài, đó là những thực phẩm như:

- Rau các loại, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại sữa (2). Và một khi đã duy trì cung cấp nguồn năng lượng ổn định, bé sẽ phát huy khả năng học hỏi và ghi nhớ sẽ tốt hơn.

 

Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, GI trung bình là từ 56 đến 69, GI thấp dưới 55 sẽ là những lọai thực phẩm làm tăng đường huyết chậm.

 

Theo Angela Rowan, Chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc Phân viện Sức Khỏe của Fonterra Brands ở New Zealand thì “Bộ não chúng ta phụ thuộc vào glucose vì nó là nguồn năng lượng  giúp duy trì liên tục hoạt động chức năng và quá trình học hỏi”. Chuyên gia Rowan cũng cho biết thêm: “những thực phẩm có GI thấp sẽ cung cấp lượng glucose ổn định hơn cho não giúp khả năng tập trung tốt hơn”.

 

(1), (2): theo Glycemicindex.com

 

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Nhóm bột đường:

 

Nhóm sữa

 

Đậu xanh

30

Một số loại sữa

30

Buùn

35

Yaourt

35

Khoai lang trắng

45

Nhóm rau củ

 

Ngũ cốc nguyên cám

51

Rau củ, cà chua, cà tím

10

 

 

Cà rốt tươi

35

Nhóm trái cây :

 

 

Đường trong trái cây (fructose)

20

Böôûi

22

Đào

36

Táo pomme

39

Cam trái

43

Nho tươi chua

43

Trái lê tươi

53

Xoài

55