Cảnh giác với tiền đái tháo đường trước khi quá muộn

Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến tháng 3/2012 khoảng 4,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ tại VN chưa bao giờ được chẩn đoán và điều trị đúng, nghĩa là tỉ lệ mắc bình quân toàn quốc chiếm khoảng 5% dân số, và tỉ lệ tiền đái tháo đường là 27%.

ĐTĐ type 2 và những hệ lụy nguy hiểm cần tránh

ĐTĐ type 2 và những hệ lụy nguy hiểm cần tránh

ĐTĐ type 2 làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác như suy thận, mù lòa, đoạn chi và dẫn đến tử vong. Những người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có khả năng lên cơn đau tim hoặc đột quỵ gấp 2 lần so với những người không có bệnh. Theo tiến sĩ Jeffery Mechanick, Giáo sư Lâm sàng Chuyên Khoa Nội tiết, ĐTĐ và các bệnh về xương của Trường Y Mount Sinai, New York, Mỹ, ĐTĐ type 2 tăng chủ yếu do hai thay đổi văn hóa chính: một là việc chuyển sang áp dụng chế độ dinh dưỡng kiểu phương Tây ăn nhiều thức ăn nhanh, hấp thụ nhiều chất béo và bột đường dẫn đến thừa cân béo phì; hai là lối sống ít vận động.Vì vậy, cấu tạo cơ thể của con người thay đổi theo hướng cơ giảm, mỡ tăng, dẫn đến tăng nguy cơ kháng insulin, là yếu tố hình thành giai đoạn tiền ĐTĐ và tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.

Biết về tiền ĐTĐ trước khi quá muộn

Tiền ĐTĐ không phải là bệnh mà là một trạng thái sinh lý trong đó bệnh nhân được xác định là có nguy cơ mắc ĐTĐ cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người có đường huyết nằm trong ngưỡng tiền ĐTĐ đều tiến triển lên ĐTĐ type 2 trong vòng 10 năm; nghiên cứu cũng cho thấy, 50% người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột qụy.

Hội Nội tiết Lâm sàng Mỹ (AACE) đã ra công bố về hội chứng kháng insulin từ nhiều năm trước, cũng như BS. Gerald Reaven đã mô tả Hội chứng X, hay giai đoạn khởi điểm của hội chứng chuyển hóa cách đây mấy chục năm. Tình trạng kháng insulin và những vấn đề về tiết insulin của tuyến tụy đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây ĐTĐ type 2. Do vậy, hiện nay bác sĩ có thể phát hiện được những bệnh nhân có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao. 

Can thiệp dự phòng bằng dinh dưỡng và vận động

Theo tiến sĩ Jeffery Mechanick, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và điều trị ĐTĐ thì cũng như nhiều bệnh khác, thực hiện can thiệp dự phòng trong giai đoạn tiền ĐTĐ quan trọng hơn điều trị trong giai đoạn này. 

Can thiệp khi bệnh nhân trong giai đoạn tiền ĐTĐ giúp ngăn ngừa căn bệnh, từ đó ngăn những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đối với chất lượng cuộc sống, cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy giải pháp cho cộng đồng là phải chuyển từ mô hình tập trung vào chữa bệnh sang phòng bệnh tích cực.

Can thiệp trong giai đoạn này bằng cách thay đổi lối sống bao gồm giảm cân hay tuân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và tăng vận động thể lực. Chỉ một thay đổi nhỏ trong lối sống mỗi ngày là có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh ĐTĐ type 2.

Vì vậy để cải thiện kết quả điều trị có thể áp dụng một số chiến lược dinh dưỡng sau:

- Đẩy mạnh giảm cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu vào và/hoặc tăng cường vận động như áp dụng một chương trình tập thể dục trung bình 30 phút/lần, 3 – 4 lần một tuần

- Thay thế chất bột đường bằng chất có chứa nhiều MUFA và PUFA (các loại acid béo không bão hòa tốt cho tim mạch) có nhiều trong các loại cá cá (cá hồi, cá thu, cá trích…), quả và các loại hạt có chất béo (ô liu, quả bơ, đậu phộng, mè, đậu nành, hạt cải…)

- Chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày.

- Giảm ăn các thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết hay GI cao (cơm trắng có chứa rất nhiều chất bột đường, các loại trái cây như dưa hấu, sầu riêng…) Có thể sử dụng những sản phẩm chuyên dụng cho người bệnh ĐTĐ như Glucerna Triple Care, sản phẩm với 3 hiệu quả chính trong kiểm soát đường huyết, kiểm soát tim mạch và trọng lượng của bệnh nhân.

ĐTĐ type 2 và những hệ lụy nguy hiểm cần tránh

Tiến sĩ Jeffery Mechanick, giáo sư lâm sàng chuyên khoa Nội tiết, ĐTĐ và các bệnh về xương của Trường Y Mount Sinai, New York, Mỹ