Cảnh báo những nguy cơ ở mắt do nối mi

(Dân trí) - BS Robert Dorin, TT Y tế True and Dorin (New York, Mỹ) cho biết nối mi đang gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như dị ứng, viêm nhiễm và nghiêm trọng nhất là khiến lông mi tự nhiên không thể mọc lại.

Nối mi có thể gây ra các vấn đề như dị ứng
Nối mi có thể gây ra các vấn đề như dị ứng

Rất nhiều phụ nữ mơ mình có một hàng mi dài, cong vút một các tự nhiên nhất bằng cách nối mi thay vì gắn lông mi giả.

Và việc nối mi này thường được thực hiện tại các thẩm mỹ viện hay tự thực hiện tại nhà nhờ các bộ dán cá nhân với lời quảng cáo mi mắt sẽ dài đẹp hơn và duy trì được tới 6 tuần.

Mặc dù phương pháp này khá thịnh hành vì mọi người cho rằng chúng vô hại nhưng mới đây, bác sĩ Robert đã lên tiếng cảnh báo rằng chúng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ đáng chú ý, từ viêm nhiễm đến dị ứng.

BS Robert nói: “Các bào tử nấm, vi khuẩn có thể theo hồ dán gây nấm hay viêm nhiễm cho vùng mắt.

Một vài loại hồ dán có formaldehyde, gây ra các phản ứng dị ứng.

Thêm vào đó, các mi thời trang có thể gây kích thích viêm do dính bẩn và vi khuẩn.

Nhưng nguy cơ lớn nhất khi dán mi là làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các nang mi thật, khiến chúng chịu quá nhiều áp lực, không thể mọc mi mới”.

BS Robert đưa ra cảnh báo sau khi những trường hợp dị ứng và mắc bệnh nặng do nối mi được đưa lên mặt báo.

Jane trước và sau khi nối mi
Jane trước và sau khi nối mi

Đó là trường hợp của Jane Rolfe vào năm 2013, khi người phụ nữ 42 tuổi này bị dị ứng nặng do nối mi và phải mất 5 tiếng trong bệnh viện để các bác sĩ lấy tất cả mi nối ra khỏi mắt.

Người phụ nữ này cho biết, cô cũng đã thử phản ứng của chất keo gắn mi trên da suốt 24h để xem có nguy cơ dị ứng không trước khi thực hiện nối mi lần đầu.

Jane trước và sau khi nối mi

Cũng trong năm này, Louise Jackson (ảnh trên) đi nối mi ở 1 viện thẩm mỹ với lời hứa sẽ có làn mi cong vút suốt 3 tháng. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 giờ nối mi, mắt Louise không sao mở được khi mắt sưng húp và chất keo đã dính chặt mi trên mi dưới. Và để có thể mở được mắt, tôi đã phải chịu đau đớn và mất gần hết lông mi thật.

Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết Thẩm mỹ viện đã dùng chất siêu dán và chúng là thủ phạm gây kích ứng mắt và tôi phải đến bệnh viện những ngày tiếp theo để làm sạch thứ siêu chất đang bám trên mí mắt tôi.

Không chỉ ở Mỹ, tại Nhật Bản, nối mi rất phổ biến và lý do hầu hết cho những lần khám mắt ở Nhật là do nối mi.

Nhân Hà

Theo DM

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp cho chuyên mục Sức khoẻ, quý độc giả có thể gửi đến chuyên mục Sức khoẻ báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email tranthuphuong@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!