Cân bằng độ pH trong cơ thể

(Dân trí) - Cân bằng giữa độ axit và kiềm để cơ thể khoẻ mạnh là một vần đề rất khó nhưng bạn cũng nên biết xem ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ như thế nào để điều chỉnh cho thích hợp nhé.

Cân bằng axit-bazơ

 

Cân bằng axit-bazơ hoặc axit kiềm được gọi là độ pH - biểu thị bằng con số ion hyđro trong cơ thể. Nếu bạn cung cấp ion hydro quá mức thì sẽ tạo ra nhiều axit-độ pH thấp (ví dụ pH = 4) và như vậy cơ thể bạn sẽ trong tình trạng nhiễm axit. Còn nếu cơ thể có độ pH cao (ví dụ pH = 8) thì cơ thể sẽ trong tình trạng nhiễm kiềm.

 

Nhưng cơ thể con người là một “hệ thống kỳ diệu”, chúng duy trì độ pH trong phạm vi hẹp giữa pH là 7,35 đến 7,45 nhưng lại “nạp” một lượng lớn axit bởi chế độ ăn kiêng và sự trao đổi chất giữa các mô tế bào.

 

Sản sinh axit và viêm loét dạ dày

 

Thông thường axit-bazơ được giữ ở mức cân bằng trong dạ dày khi tiêu hoá thức ăn và sản sinh ra axit clohydric gọi là axit tiêu hoá.

 

Tuy nhiên có nhiều nhân tố gây sản sinh axit quá mức trong dạ dày như:

 

- Stress

 

- Rượu

 

- Thuốc lá

 

- Nhiễm vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori

 

- Một số chất gây kích thích quá mức như gia vị cay chua hay chất cafein (cà phê, trà, nước uống có ga hoặc chứa cafein).

 

Và khi axit cao quá mức có thể dẫn đến một số bệnh như:

 

- Chứng ợ nóng

 

- Viêm loét dạ dày

 

- Trào ngược axit lên thực quản.

 

Điều trị việc tăng axit dạ dày bao gồm:

 

- Giảm độ axit

 

- Tiêm proton - chất gây ức chế tiết axit trong dạ dày

 

- Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori

 

- Tránh dùng rượu, gia vị cay chua, hút thuốc, những đồ ăn có chứa nhiều chất béo và cafein

 

- Tránh dùng mãi một loại thức ăn mà nên ăn đa dạng

 

- Giảm stress bằng cách  tập thể dục, thư giãn, hoặc nhờ nhà tâm lý giúp giải toả căng thẳng. Dùng thuốc chống stress, tập yoga hay bất cứ phương pháp nào mà bạn cho rằng chúng có ích trong việc làm giảm stress và lo lắng.

 

Rối loạn axit-bazơ

 

Một số tình trạng làm rối loạn sự cân bằng độ pH trong cơ thể được gọi là nhiễm axit trong trao đổi chất bởi các lý do sau:

 

- Bệnh tiểu đường axit xeton (sản sinh quá nhiều hợp chất axit xeton do không cung cấp đủ lượng đường glucose trong máu hoặc mỡ dự trữ năng lượng gây nên thiếu insulin)

 

- Tích luỹ axit lactic trong cơ thể do tập thể dục quá mức hoặc do bệnh tật gây ra.

 

- Chứng tăng ure-huyết do thận bị hỏng hoặc làm việc kém.

 

Ngoài nhiễm axit còn có tình trạng nhiễm kiềm trong trao đổi chất do:

 

- Do nhiễm axit cacbonat trong cơ thể

 

- Giảm độ axit xuống quá mức

 

- Mất nước do bị u bướu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu

 

- Thiếu hụt kali

 

Đối với bệnh tiểu đường thì có thể tiêm insulin để ngăn cản việc tăng axit xeton hoặc khi bị nhiễm axit thì bạn nên ăn nhiều thức ăn có chứa kiềm và ngược lại.

 

Thức ăn chứa pH

 

Có rất nhiều món ăn tưởng chừng như chứa nhiều axit nhưng không hoàn toàn vậy. Rất khó để nói thức ăn có vị chua như dứa, dâu tây hay chanh lại không làm tăng axit trong cơ thể. Vì ảnh hưởng của thức ăn đến độ pH chỉ được xác định rõ ràng khi cơ thể đã trao đổi chất xong những thức ăn đó.

 

Hầu hết hoa quả, rau xanh, sữa và một số sản phẩm loại hạt có chứa kiềm và sẽ làm độ pH của cơ thể thiên về kiềm. Như quả hạnh, mơ khô, đậu lima, quả chà là, sung, ôliu, đậu Hà Lan, nho khô, cải xoong…

 

Còn thịt, cá, chim, pho mát, trứng, ngũ cốc và một số sản phẩm loại hạt khác lại chứa nhiều axit hơn. Ngoài ra còn có những sản phẩm như bánh mỳ (đặc biệt loại làm hoàn toàn bằng lúa mỳ), ngô, bánh quy, đậu lăng, bánh ngọt, lạc, mận, quả óc chó…

 

Thức ăn trung tính là bơ, kẹo, cà phê, chất béo, dầu, mỡ lợn, mật ong, đường, bột sắn, trà…

 

Minh Anh

Theo Health24