Cách nào giúp thai phụ phòng nguy cơ sinh non?

(Dân trí) - Một vài biến chứng và tình huống đã làm gia tăng nguy cơ đẻ non, có nghĩa là chuyển dạ trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ đẻ non có thể có nhiều biến chứng (hô hấp, nhiễm trùng, bệnh lý thần kinh…).

 

Cách nào giúp thai phụ phòng nguy cơ sinh non? - 1

Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non

Dọa đẻ non dường như là nguyên nhân đầu tiên nhập viện của bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Nhưng nhờ các biện pháp xử trí kịp thời nên đẻ non không còn là mối đe dọa và đôi khi cũng xác định được các yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ gây đẻ non:

- Rau tiền đạo

- Nhiễm trùng đường tiểu hoặc âm đạo

- Song thai

- Dị dạng tử cung: tử cung hai sừng

- Cổ tử cung rộng

- Sự co thắt đặc biệt nhạy cảm của tử cung

- Thiếu máu

- Đái đường thai nghén

Có thể có những yếu tố khác hay kết hợp các yếu tố trên.

Nguy cơ đẻ non có thể do những công việc trong cuộc sống hàng ngày:

- Làm những công việc nặng nhọc, phải đứng để làm việc.

- Phải di chuyển bao gồm cả việc đi lại quá xa để đến nơi làm việc.

- Stress hay làm việc quá sức.

- Việc nhà đặc biệt trong gia đình đông con

- Hút thuốc lá nhiều hay nhiễm các chất độc khác.

- Tai nạn xe hay bị té ngã

Làm thế nào giảm nguy cơ đẻ non?

Có một số yếu tố không thể tác động được, tuy nhiên có một số yếu tố như thiếu máu ( bổ sung thêm sắt ), nhiễm trùng đường tiểu ( điều trị kháng sinh ), đái đường thai kỳ ( chế độ ăn hoặc insulin ).

Ngoài ra có thể thay đổi lối sống của bà mẹ trong thai kỳ: thích nghi với môi trường làm việc, làm việc ở nhà để tránh di chuyển, có bảo mẫu giúp chăm sóc con, thư giãn…  nghỉ ngơi để dưỡng thai, nghỉ ngơi giúp dự phòng dọa đẻ non, ngoài ra có thể tư vấn bác sĩ để có những liệu pháp thay thế nicotin giúp giảm hút thuốc là trong thai kỳ ( bà mẹ có thói quen hút thuốc ).

Điều trị hoóc môn, chống co thắt để có thể kéo dài tuổi thai; thậm chí nhập viện hay can thiệp ngoại khoa (sửa chữa các dị dạng tử cung, khâu cổ tử cung).

Những dấu hiệu cảnh báo đẻ non

Đẻ non khi có co thắt tử cung gây đau đớn, thường xuyên và có thay đổi cổ tử cung trước 37 tuần của thai kỳ. Có các yếu tố kết hợp khác:

- Sốt cao

- Chảy dịch

- Tiết dịch âm đạo với màu hay mùi khác thường.

- Nhức đầu, chóng mặt, đánh trống ngực.

- Tăng cân nhanh với sưng nề ngón tay, mắt cá chân.

- Đau bụng hay thận với cảm giác căng tức.

- Cảm giác thai nhi bị đẩy xuống cổ tử cung.

- Khi có một trong những dấu hiệu này hay khi có vài yếu tố kết hợp thì nên đi khám bác sĩ sản khoa hoặc nhập viện.

BS Ái Thủy

Theo E Sante