Sống ở vùng cận “múi giờ”, tăng nguy cơ ung thư

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới nhất, khi sống trong những vùng cận múi giờ gây ra rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, nguy cơ phát triển một số loại ung thư sẽ tăng.

Sự gián đoạn của chu kỳ sinh học có liên quan đến sự phát triển của một số loại ung thư nhất định.
Sự gián đoạn của chu kỳ sinh học có liên quan đến sự phát triển của một số loại ung thư nhất định.

Rối loạn chu kỳ sinh học vì làm ca đêm

TS. Neil Caporaso, một chuyên gia dịch tễ học của Viện Ung thư quốc gia, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, rất dễ nhận thấy chu kỳ sinh học của chúng ta trở nên hoàn toàn rối loạn (còn gọi là “sự thay đổi chu kỳ sinh học”) nếu như phải làm ca đêm.

Nhưng Caporaso và các cộng sự đã rất băn khoăn về việc liệu các gián đoạn nhỏ hơn và rối loạn đồng hồ sinh học ít hơn có thể ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư không.

Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều từng trải qua những rối loạn nhỏ về nhịp sinh học dưới dạng lệch múi giờ xã hội, Caporaso nói với tờ Live Science.

Lệch múi giờ xã hội là bạn sẽ thức dậy cùng 1 giờ trong suốt tuần nhưng lại ngủ đến khi nào tùy thích vào cuối tuần.

Thời điểm nào mặt trời mọc?

Theo báo cáo tại Hội nghị thường niên về Nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, trong 1 múi giờ nhất định, thời điểm bình minh hay hoàng hôn ở bất kỳ vị trí nào trong múi giờ này cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Ví dụ, một người ở Boston thức dậy lúc 8h sáng sẽ thấy trời đã mờ sáng nhưng khi sống ở Ohio mà thức dậy giờ này thì trời vẫn còn tối. Ánh nắng ở Boston chính là chỉ dấu của đồng hồ sinh học cho thấy rằng đó là buổi sáng nhưng với người sống ở Ohio, họ sẽ không nhận được tín hiệu tương tự. Điều này dẫn tới sự khác nhau về thời gian trên đồng hồ và nhịp sinh học của cơ thể

Caporaso cũng cho rằng sự lệch múi giờ xã hội có liên quan với cả các bệnh khác như béo phì và đái tháo đường nhưng trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu tập trung vào mối liên quan với ung thư.

Sống ở vùng cận “múi giờ”, tăng nguy cơ ung thư - 2

Ung thư và đồng hồ sinh học

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu của 4 triệu người da trắng bị chẩn đoán ung thư trong giai đoạn 2000-2012. Những người này sống ở hơn 600 vùng của 11 bang trên toàn nước Mỹ.

Kết quả cho thấy cứ mỗi 5 độ kinh tuyến về phía tây thì một người sống ở vùng sát với múi giờ phía Đông sẽ có nguy cơ phát triển bất kỳ loại ung thư nào với mức độ gia tăng là 3% với nam và 4% với nữ.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét nguy cơ ung thư có thể mắc. Ví như những nam giới sống ở vùng sát với phía Tây nhất của múi giờ sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng 4% và 13% nguy cơ ung thư bạch cầu lymphocytic mạn tính (bệnh máu trắng) so với những người sống ở vùng sát với phía Đông của cùng múi giờ đó.

Những phụ nữ sống ở vùng sát với phía Tây của múi giờ đó có nguy cơ ung thư vú tăng 4% và ung thư máu 12% và 10% ung thư tử cung so với phụ nữ sống ở vùng sát với phía đông của cùng múi giờ.

Caporaso cho biết, tất cả sự gia tăng nguy cơ ung thư này là khá nhỏ và cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu có mối liên hệ giữa ung thư và sự rối loạn đồn hồ sinh học của một người.

Tất cả mọi sự sống trên trái đất đều tiếp xúc với mặt trời vào ban ngày và bóng tối vào ban đêm, ngoài trừ con người. Chúng ta sống trong nhà cả ngày và tiếp xúc với ánh đèn vào ban đêm. Điều này có thể khiến nồng độ melatonin – hoóc môn liên quan với giấc ngủ - bị giảm vào ban đêm. Sự giảm tiết melatonin đã được chứng mình là gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ ung thư.

Mặc dù còn cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa nhưng Caporaso cho rằng con người luôn hưởng lợi khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và tránh ánh đèn vào ban đêm.

Nhân Hà

Theo HP