Bị rối loạn khớp thái dương, nên mang dụng cụ bảo vệ hàm?

(Dân trí) - Hiện tượng nghiến răng vào ban đêm, gây mòn, nứt, hỏng răng và đau hàm do gây rối loạn khớp thái dương, đang gia tăng. Giải pháp được áp dụng rộng rãi là đeo dụng cụ bảo vệ hàm nhưng nghiên cứu mới nhất tại Mỹ cho thấy điều này không hiệu quả như mong đợi.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Karen Raphael, một chuyên gia về bệnh lý răng miệng và hàm mặt ở Trường Nha khoa, ĐH New York (Mỹ), tin rằng nghiến răng trong khi ngủ không liên quan với đau hàm.

Một số chuyên gia tin rằng việc đeo dụng cụ bảo vệ hàm này còn làm tình trạng đau của người bệnh tồi tệ hơn.

Bị rối loạn khớp thái dương, nên mang dụng cụ bảo vệ hàm? - 1

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đưa 124 phụ nữ có chẩn đoán rối loạn khớp thái dương (TMD) và 46 người không bị bệnh này vào 1 phòng thử nghiệm trong 2 đêm.

Các tình nguyện viên sẽ được gắn 1 thiết bị đo hoạt động của cơ hàm để xác định thời điểm nghiến răng.

Nếu khi phỏng vấn, hơn 1 nửa trong số nhóm bị TMD và 15.2% nhóm không có bệnh cho biết họ bị chứng nghiến răng thì kết quả đo cho thấy chỉ 9,7% người thuộc nhóm TMD bị nghiến răng so với 10,9% ở nhóm còn lại.

Nghiên cứu cho thấy cả 2 nhóm sử dụng trung bình ít hơn 1 phút cho việc nghiến răng trong đêm. Và điều ngạc nhiên là những người mắc chứng TMD ít bị nghiến răng buổi đêm và ít báo cáo đau hơn so với nhóm không nghiến răng.

Như vậy những người có chẩn đoán TMD thực sự ít có khả năng nghiến răng và điều này cho thấy họ không cần tới 1 dụng cụ bảo vệ hàm. Hơn nữa, dụng cụ này có thể làm giảm đau cho 1 số người nhưng lại làm cơn đau ở người khác trầm trọng hơn.

Bị rối loạn khớp thái dương, nên mang dụng cụ bảo vệ hàm? - 2

Ngoài ra, việc tiêm botox vào hàm có thể gây mất xương tới 30% và nếu cứ mỗi 3-6 tháng bổ sung botox/lần thì xương sẽ không bao giờ có cơ hội để phục hồi.

Tiến sĩ Raphael cho biết “Chứng bệnh TMD có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, ăn thức ăn mềm và áp dụng phương pháp đông cứng khu vực đau.

“Lời khuyên tốt nhất với bệnh nhân là hãy tập trung vào việc làm sao 2 môi khít nhau nhưng 2 hàm răng không chạm vào nhau”.

Nhân Hà

Theo DM