Bệnh tiểu đường khi bầu bí

(Dân trí) - Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai ở tuần thứ 28 và vừa bị phát hiện mắc bệnh tiểu đường. Tôi rất lo lắng. Xin cho hỏi điều này có ảnh hưởng đến thai nhi? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.

Trả lời:

 

Nguyên nhân dẫn tới mắc tiểu đường trong giai đoạn mang thai chủ yếu là do kích thích tố ở nhau thai của người mẹ, khiến cho các tế bào trong cơ thể người mẹ dư thừa hàm lượng insulin. Kết quả là tăng việc hấp thụ glucoza. Khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển, sẽ làm cho lượng hormon tăng lên, khi đó tuyến tụy không thể sản sinh ra đủ lượng insulin để “tiêu huỷ” sự dư thừa ở các tế bào.

 

Ước tính có khoảng từ 3 - 5% phụ nữ Mỹ mắc bệnh này (thường ở tuần thứ 20 của kỳ mang thai) và thường gặp ở phụ nữ trên 25 tuổi, béo phì, hay trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

 

Không giống như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường trong giai đoạn mang thai không có những biểu hiện rõ ràng như khát nước hay đi tiểu nhiều nên chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu, máu. Để có kết quả chính xác, bạn nên đi khám ở tuần 24 – 28 và trước khi làm xét nghiệm máu khoảng 1 giờ, hãy uống 1 cốc xi rô có đường glucoza hay 1 ly cốc tai để việc đo hàm lượng đường trong máu được chính xác.

 

Mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của bạn và bé. Do bệnh thường xuất hiện sau khi các bộ phận và cơ quan trong cơ thể bé đã được hình thành và hoàn thiện nên tác động rõ rệt nhất là khi sinh ra, trọng lượng của trẻ lớn hơn so với các trẻ bình thường khác.

 

Ngoài ra, trẻ cũng có hàm lượng đường trong máu thấp, có nhiều nguy cơ mắc bệnh vàng da sau khi sinh. Tuy nhiên, tất cả những chứng bệnh trên đều không nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Nhưng cũng có một số trường hợp dẫn tới sinh non, sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp nhưng tất cả sẽ được khắc phục khi trẻ được chăm sóc tốt.

 

Cũng có một số ít trường hợp sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành. Còn những bà mẹ mắc tiểu đường trong giai đoạn mang thai lại ít có nguy cơ tiếp tục mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh cũng như trong cả cuộc đời. Tuy vậy, bạn vẫn nên đi kiểm tra thường xuyên để biết được hàm lượng đường trong máu, kiểm soát trọng lượng cơ thể và đừng quên luyện tập thật đều đặn.

 

Cũng xin nhấn mạnh thêm rằng, mắc bệnh tiểu đường trong kỳ mang thai hoàn toàn có thể khống chế được bằng những phương pháp đơn giản như kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu, áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và đều độ, luyện tập thường xuyên với hình thức luyện tập phù hợp.

 

Thu Hà

Theo GA