Bệnh nha chu – biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường

Theo ước tính tại Anh, cứ 3 người bị đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ có 1 người gặp phải biến chứng răng miệng như viêm răng miệng và bệnh nha chu... đặc trưng bởi sự phá hủy cấu trúc quanh răng như dây chằng, lợi, nướu răng. Nếu không điều trị triệt để, người bệnh dễ bị mất răng vĩnh viễn cùng với nhiều rủi ro khác.

Nguyên nhân gây biến chứng răng miệng do đái tháo đường

Biến chứng răng miệng do ĐTĐ là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đường máu cao ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Bệnh đái tháo đường làm mạch máu bị tổn thương, chít hẹp, khiến cho dòng máu đến nuôi dưỡng nướu răng bị suy giảm, nên người ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng răng lợi (giai đoạn đầu của bệnh nướu răng), và bệnh nha chu (viêm nướu răng nghiêm trọng).

Bệnh nướu răng do đái tháo đường có nguy hiểm không?

Nhiều bằng chứng cho thấy, có sự gia tăng rõ rệt về bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận ở những người bệnh ĐTĐ bị viêm nướu răng.

Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, bệnh nướu răng và ĐTĐ luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều: Người bệnh ĐTĐ dễ bị biến chứng nướu răng nghiêm trọng, nhưng bệnh nướu răng lại làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường trong máu. Bệnh nướu răng nặng góp phần vào sự tiến triển của bệnh ĐTĐ ở người bình thường.


Nướu răng bị tổn thương gây tụt lợi và tiêu xương bao quanh răng

Nướu răng bị tổn thương gây tụt lợi và tiêu xương bao quanh răng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng

Một số dấu hiệu gợi ý về bệnh này:

◊ Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

◊ Đỏ, đau và sưng nướu răng.

◊ Hôi miệng; Tụt lợi hoặc có mủ giữa răng và nướu răng; Răng dễ lung lay.

Phòng ngừa và điều trị bệnh nướu răng

Điều trị bệnh nướu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra. Có thể là lấy cao răng và làm sạch nướu, dùng kháng sinh khi có viêm nhiễm, hoặc phẫu thuật nướu để loại bỏ nguy cơ mất răng trong trường hợp nặng.

Lời khuyên trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng:

◊ Kiểm soát tối ưu đường huyết bằng chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc.

◊ Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng bằng kem có fluoride với bàn chải mềm sau các bữa ăn. Thay bàn chải 3 tháng/lần hoặc sớm hơn

◊ Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, nhằm hạn chế làm tổn thương nướu.

◊ Nếu bạn đeo răng giả, nhớ vệ sinh chúng sau khi ăn và tháo chúng ra khi đi ngủ.

◊ Từ bỏ thuốc lá. Súc miệng bằng nước muối 0,9% hoặc các dung dịch súc miệng khác theo lời khuyên của nha sĩ. Khám răng định kỳ 2 lần/năm hoặc khi thấy có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh răng miệng.

- Stress oxy hóa tế bào và phản ứng viêm dễ dàng được kích hoạt khi đường trong máu tăng cao mạn tính, được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng sinh biến chứng ĐTĐ. Vì thế, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khă năng giảm stress oxy hóa tế bào như Hoài sơn, Câu kỳ tử, hay giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm đường huyết như Mạch môn, tăng cường miễn dịch như Nhàu, đều là những thảo dược quý để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng ĐTĐ nói chung và biến chứng nha chu do ĐTĐ nói riêng.

Hoa Lê

Theo nguồn:

http://www.diabetes.co.uk/diabetes-complications/gum-disease.html

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3228943/

--------------------------------------------

Thông tin về sản phẩm chứa Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu

Bệnh nha chu – biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường - 2

Thực phẩm chức năng HỘ TẠNG ĐƯỜNG:

- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường (trên tim, mắt, thận, thần kinh…).

- Hỗ trợ điều hòa đường huyết; Giảm cholesterol máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.

Sản phẩm của Công ty Đông Tây

Số 19A/126, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 04.3775.9865 - 08.3977.8085 - GXNNDQC: 00317/2016/XNQC - ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh