Bệnh nấm da

(Dân trí) - Bệnh viêm nấm da lâu ngày có thể xâm nhập vào các cơ quan bên trong và máu gây nhiều rối loạn cho cơ thể.

Những yếu tố nguy cơ với bệnh nấm da:

 

- Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trị hữu hiệu các bệnh viêm nhiễm nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng vi khuẩn có ích bên trong cơ thể vì thế rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho nấm “chiếm đóng”.

 

- Dùng thuốc corticosteroids: thuốc này dùng để hạn chế bệnh viêm da và các rối loạn trên da tuy nhiên cũng gây giảm khả năng miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho nấm phát triển.

 

- Dùng thuốc: Bị bệnh bạch cầu rất dễ nhiễm nấm.

 

- Tổn thương hệ miễn dịch: Dùng hoá trị liệu trong điều trị ung thư và các triệu chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể làm hệ miễn dịch yếu đi, tăng sự phát triển của nấm.

 

- Yếu tố môi trường: Nhiễm nấm rất hay xuất hiện ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể như vùng âm đạo và miệng. Chân bị chảy mồ hôi khi đi giầy cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nấm.

 

- Do di truyền: Một số người bị di truyền viêm nhiễm nấm do gen nên có nguy cơ cao nhiễm nấm.

 

Các biểu hiện của da nhiễm nấm

 

Da xuất hiện những mụn nhỏ lan rộng, ngứa tạo thành những cụm màu đỏ với vùng trung tâm là mảng tròn viêm nhiễm.

 

Da tấy nhẹ và nứt nẻ, trong một số trường hợp da trở nên đau nhức và dễ bị nhiễm khuẩn.

 

Điều trị

 

Hệ miễn dịch suy giảm, bệnh tiểu đường, dùng thuốc kháng sinh và corticosteriods là những yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm.

 

Vậy nên việc cải thiện hệ miễn dịch khoẻ mạnh là rất cần thiết giúp đẩy lùi nhiễm nấm và nhiều bệnh khác trong cơ thể

 

Nên giữ vùng bị nhiễm nấm khô và sạch, tránh làm trầy xước da, dùng kem hidrococtizon rất hiệu quả trong việc giảm ngứa.

 

Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý nhất giúp điều trị nhanh bệnh.

 

Quỳnh Liên

The ENA