Bệnh do nhiễm khuẩn: Coi chừng biến chứng tử vong

Bệnh do nhiễm khuẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như bị suy thận, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dễ bị tâm thần, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em.

Trẻ nhập viện đông vì vi khuẩn

Chị Phương Hà (Bình Thạnh TPHCM) buồn bã vì mới chưa đầy một tuần đưa cháu nhỏ 2 tuổi đi cấp cứu trở về nhà thì đứa lớn 5 tuổi đã lại tiêu chảy, nôn ói liên tục. Các BS cho biết hai con chị bị tiêu chảy do nhiễm Rotavirus. Chị không hiểu vì sao các con chị được ăn rất đảm bảo và các cháu cũng luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mà vẫn mắc bệnh. Tương tự, gia đình anh Thành (Q.6) thì lao đao với cháu nhỏ vừa thôi nôi thì liên tục tiêu chảy đến bệnh tay chân miệng. Anh cho biết ở gia đình ai cũng chú ý vệ sinh sạch sẽ vì ý thức được cháu nhỏ dễ nhiễm bệnh nhưng cháu vẫn “dính” bệnh khiến anh chị phải thay nhau xin nghỉ làm để chăm sóc cháu.
 
Các BS khoa nhiễm tại đây nhận định, việc chăm sóc các bé có vẻ “kỹ lưỡng” và an toàn nhưng chính trong ngôi nhà của trẻ, các bậc phụ huynh có lẽ chưa thực sự tạo ra một môi trường vô sạch khuẩn, nhất là tại toilet- nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa và viêm nhiễm hô hấp, do vậy trẻ vẫn đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh.

Theo ghi nhận tại nơi con anh Thành đang nằm điều trị là bệnh tại BV Nhi Đồng 1, khu khám bệnh lẫn các khoa lâm sàng của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Các ca bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn chiếm đa số, trong đó 94% là các bệnh nhân dưới 36 tháng tuổi. Trung bình mỗi ngày, nơi đây có khoảng trên 5-6 ngàn lượt người tới khám, trong đó đa số là trẻ nhiễm virus dịch bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp, tay chân miệng và sốt xuất huyết. Nhóm bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản vẫn rất đông với hàng chục ngàn lượt bệnh nhân đã đến khám. BV Nhi đồng 2 có số lượng giường bệnh chỉ mới dừng lại ở 1 ngàn giường nhưng mỗi ngày cũng có tới 4 - 5 ngàn lượt bệnh nhi tới khám bệnh. Những ngày đầu tháng 8, có ngày ghi nhận 1.600 bệnh nhi nhập viện, trong đó khoảng 500 bệnh nhi mắc bệnh hô hấp. Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết nhập viện cũng ở mức cao.

Trong khi đó, đợt nắng nóng mùa hè vừa qua tại Hà Nội cũng khiến lượng trẻ đến khám tại BV Nhi TƯ những ngày qua đã tăng tới 2.000 bé mỗi ngày. Các khoa hô hấp, truyền nhiễm... luôn trong tình trạng quá tải, phải nằm ghép 2-3 cháu một giường. Tại đây, có ngày các BS khám cho gần 2.400 trẻ, trong khi bình thường chỉ khoảng 1.700. Tại BV Xanhpon. Khoa nhi bệnh viện mỗi ngày cũng tiếp nhận khoảng 500-600 trẻ đến khám. Các BS cho biết trẻ nhập viện chủ yếu mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy do virus, nhiều trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản...
 
Bệnh do nhiễm khuẩn: Coi chừng biến chứng tử vong - 1
 
Bệnh do nhiễm khuẩn: Coi chừng biến chứng tử vong - 2
Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải vì trẻ em nhiễm khuẩn

Đề phòng hậu quả lâu dài từ bệnh nhiễm khuẩn

Nhóm bệnh nhiễm khuẩn “đa dạng” nhất là nhiễm khuẩn tiêu hóa. Với loại vi khuẩn thường gặp như vi khuẩn E. coli có nguy cơ rất lớn đối với trẻ em, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hội chứng dung huyết hoặc phân có máu. Bệnh có thể gây suy thận cấp tính, biến chứng thần kinh và bệnh tiểu đường typ 2. Còn Salmonella thì có thể gây phản ứng viêm khớp và nếu bị nhiễm Toxoplasma gondii có thể dẫn đến việc khuyết tật thị giác. Bên cạnh đó, tiêu chảy do Rotavirus cũng là bệnh dễ bị mắc, dễ lây và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Bởi Rotavirus có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường. Rotavirus tấn công mạnh nhất vào các trẻ trong giai đoạn từ 3 - 24 tháng tuổi và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: trẻ bị mất nước nặng phải nhập viện để truyền dịch, thậm chí bị trụy mạch và có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, trẻ thường bị sụt cân nếu để lâu có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

Ở nhóm nhiễm khuẩn hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh do virut là 70% và vi khuẩn là 30%. Các loại virut hay mắc phải là virut hợp bào, virut cúm, adenovirut, myxovirut. Hai vi khuẩn hay gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em là Heamophilus influenza và Strepcococcus pneumoniae. Nhóm vi sinh vật gây bệnh còn có các loại nấm ký sinh trong mũi, họng, phổi. Những dấu hiệu khởi phát như viêm long đường hô hấp trên gây sổ mũi, ho, hắt hơi, biếng ăn, quấy khóc. Hầu hết các trường hợp nặng đều dưới 1 tuổi. Nếu trẻ khó thở nặng hơn có thể xuất hiện dấu hiệu tím tái quanh môi, tím đầu chi, vật vã kích thích, vã mồ hôi thậm chí ngừng thở. Nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị xử trí sớm và đúng thì có thể sẽ xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Các chủng loại vi khuẩn cũng như hậu quả của các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn có lẽ không lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế dự phòng cho biết, các bậc phụ huynh lại thường không nhận định được chính xác đâu là nơi tồn tại và phát xuất nhiều nhất của các loại vi khuẩn gây bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhà vệ sinh chính là nơi chứa hơn 50% vi khuẩn ở nhà bạn. Trong 200 chủng vi khuẩn được định danh “có mặt” tại toilet, người ta bắt gặp nhiều nhất là các chủng vi khuẩn thuộc hai nhóm gây bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp như đã nói trên. Do vậy, vấn đề “loại trừ” các tác nhân gây bệnh này qua công việc cọ rửa, vệ sinh hàng ngày là điều cần thiết và được đặt lên hàng đầu. Việc vệ sinh theo đó phải được tiến hành thường xuyên, đúng cách và sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để diệt tận gốc vi khuẩn. Hiện nay, theo lời khuyên của tổ chức Y tế thế giới về diệt khuẩn và khử trùng, các sản phẩm có công thức kiềm, (như sản phẩm tẩy rửa Vim có sử dụng công thức này) là giải pháp đảm bảo diệt khuẩn tối ưu .

Nguyên Hà