Bảo vệ móng tay

Giống như tóc, móng có thành phần chính là sợi keratin, có nghĩa là các tế bào chết; vì vậy người ta không cần nuôi dưỡng nó trực tiếp. Tình trạng xấu tốt của móng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của bạn.

Những thiếu hụt dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng xấu đến tình trạng và độ bền của móng. Các vitamin, canxi và muối khoáng (sắt, iot, silic, magie, kẽm) đặc biệt rất quan trọng.

 

Các vấn đề thường gặp ở móng

 

Các vấn đề thường gặp ở móng có nguyên nhân chủ yếu là từ những thiếu hụt dinh dưỡng, ngâm nước kéo dài, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc móng không đúng. Sự xuất hiện những gờ sóng trên móng là dấu hiệu móng đã bị bệnh, thầy thuốc da liễu sẽ giúp bạn tìm kiếm nguyên nhân (các loại nấm, vảy nến, ezema...) và kê đơn thuốc điều trị thích hợp.

 

Móng chân là mục tiêu của các loại nấm, nhất là ở ngón chân cái. Nếu móng có màu vàng hoặc ngả nâu, dày lên, trở nên dễ mủn, bạn cần nhanh chóng đi khám, bởi ngoài khía cạnh thẩm mỹ, loại nấm này có nguy cơ lây lan thành một bệnh cực kỳ dễ lây nhiễm, có tên gọi là bệnh nấm móng.

 

Để phòng bệnh, tốt nhất là nên giữ bàn chân khô ráo, tránh đi chân đất ở những địa điểm công cộng ẩm ướt (bể bơi...), chọn các loại giày bằng da thật, là chất liệu phòng ngừa bệnh tốt nhất.

 

Móng thụt (móng càng ngày càng thụt sâu vào phần thịt mềm) thường có nguyên nhân từ việc cắt móng quá ngắn, hoặc đi giày quá chật. Bác sĩ chuyên khoa bàn chân có thể giúp bạn tránh tất cả các nguy cơ nhiễm trùng.

 

Chăm sóc làm đẹp móng

 

Dù dài hay ngắn, móng cần phải luôn luôn hoàn hảo. Trước tiên hãy bắt đầu bằng việc bôi chất dưỡng ẩm cho hai bàn tay. Sau đó giũa sạch móng tay khi móng tay đã khô. Luôn thao tác theo cùng một hướng, từ ngoài vào trong; cử động tới lui làm yếu móng tay. Không giũa ở phần cạnh móng để tránh làm gãy móng.

 

Sau đó, nhúng bàn tay vào nước ấm năm phút, thêm vào đó vài giọt sữa tắm hoặc lát chanh (một công đoạn có tác dụng làm mềm bàn tay và loại bỏ những mảng bám nâu, nhất là ở người hút thuốc), sau đó rửa sạch bằng nước ấm và để khô.

 

Loại bỏ những mẩu da thừa ở hai cạnh móng tay bằng bấm móng tay, sau đó gạt bỏ chúng một cách khéo léo bằng một cây chổi nhỏ. Bạn cũng có thể cắt những mẩu da bị rách bằng kẹp, nhưng không được quá ngắn.

 

Tiếp đó tiến hành công đoạn mát xa móng (bằng dầu tăng lực hoặc dầu oliu) để kích thích tăng trưởng móng, sau đó đánh bóng phần trên của móng bằng bàn chải đánh móng hoặc bằng một mẩu vải da để mang lại độ nhẵn mịn trước khi sơn móng.

 

Theo CH

Tiền phong/Beauté

Dòng sự kiện: Làm đẹp