Bạn đã biết gì về WOD và bệnh loãng xương?

Theo dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% trong số đó sẽ ở các nước châu Á.

“Kẻ cắp vặt” đáng sợ

Các nhà dịch tễ học châu Âu ví bệnh loãng xương như một “kẻ cắp vặt” âm thầm cực kỳ đáng sợ, vì lẽ mặc dù có hai lớp nhưng xương lại dễ bị yếu dần từ bên trong và rất khó nhận biết. Giới chuyên gia khuyến cáo rằng xương bắt đầu suy yếu từ tuổi 35, đừng để đến 50 tuổi mới bắt đầu phòng chống loãng xương. Ngay cả ở khu vực có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như châu Âu, cứ mỗi 30 giây lại có 1 ca gãy xương đùi do loãng xương. Và rất ít người biết rằng: biến chứng gãy xương do loãng xương nguy hiểm đến sức khỏe không kém gì bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ..

Báo cáo chuyên đề của Tiến sĩ Lê Anh Thư – Trưởng khoa Nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy gần đây cũng cho thấy rằng cứ 5 người bị gãy cổ xương đùi do loãng xương thì có 1 người tử vong 1 năm sau đó. Được biết, chi phí điều trị loãng xương còn lớn hơn cả chi phí điều trị hai bệnh thường thấy ở phụ nữ là: Ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
 
Bạn đã biết gì về WOD và bệnh loãng xương? - 1

Hậu quả của loãng xương để lại nặng nề là thế, chi phí điều trị cũng rất tốn kém nhưng căn bệnh này vẫn chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Nhận thức loãng xương như một bệnh dịch “âm thầm” đang lan rộng toàn cầu, Hội loãng xương Thế giới (International Osteoporosis Foundation- IOF) đã đứng ra tổ chức Ngày Thế giới phòng chống loãng xương - World Osteoporosis Day (viết tắt là WOD) nhằm tuyên truyền, cổ động cho phong trào phòng chống loãng xương. WOD được Hội Loãng xương Anh Quốc tổ chức lần đầu tiên vào ngày 20.10.1996. Liên tục những năm sau đó, cứ vào dịp 20/10, WOD lại được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới như một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa để kêu gọi cộng đồng phòng chống căn bệnh loãng xương.

Dịp 20/10 năm nay, Hội loãng xương của các nước lớn ở châu Âu như: Anh, Pháp, Đức…sẽ tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề nhằm báo cáo tình hình loãng xương của 27 nước thành viên EU. Tại các nước châu Á như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, những diễn đàn về ngăn chặn-quản lý bệnh loãng xương cũng sẽ được triển khai rộng rãi.
 
Bạn đã biết gì về WOD và bệnh loãng xương? - 2

Hãy hành động vì ngày Thế Giới Phòng Chống Loãng Xương

Cũng theo Bác sỹ Lê Anh Thư, ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người có nguy cơ bị loãng xương, đồng thời ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương mỗi năm và trên 150.000 trường hợp bị gẫy xương do loãng xương. Để hưởng ứng tích cực cho ngày WOD, từ năm 2006, Hội Loãng Xương TP.HCM phối hợp cùng Fonterra Brands - Nhãn hàng Anlene đã tổ chức cho hàng chục ngàn người tham gia ngày hội đi bộ tuyên truyền phòng chống loãng xương. Năm nay, chương trình sẽ được tiếp tục với nhiều hoạt động thiết thực tại. Trong đó, có các hoạt động đo mật độ xương tầm soát loãng xương và phục vụ sữa Anlene miễn phí đến đông đảo người tiêu dùng tại các bệnh viện, trung tâm y tế.

Từ năm 2006, IOF chính thức quyết định chọn nhãn hàng Anlene của Fonterra Brands làm đối tác chiến lược cho ngày WOD. IOF đã trải qua một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng không chỉ căn cứ vào uy tín và tầm cỡ quốc tế của Fonterra Brands, chất lượng của sữa Anlene là sữa duy nhất được chứng nhận y tế giúp phòng ngừa loãng xương mà còn căn cứ vào những hoạt động cam kết thiết thực của Anlene vào việc nghiên cứu ứng dụng giúp cải thiện sức khỏe xương cho cộng đồng.

Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.Vui lòng gửi câu trả lời về địa chỉ: Cty TNHH Quảng Cáo Bằng Phát, 130 Nguyễn Minh Hoàng, P12, Q.Tân Bình, Tp HCM để nhận được 1 phần quà gồm 2 lon sữa Anlene Nano Canxi 400ml để bạn có thể chăm sóc sức khỏe xương ngay từ bây giờ. Quà tặng dành cho 20 người trả lời đúng sớm nhất.

Câu hỏi:

1) Ngày Thế giới phòng chống loãng xương được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?

a) 1986

b) 1996

c) 1989

2) Đơn vị nào tổ chức Ngày Thế giới phòng chống loãng xương lần đầu tiên?

a) WHO

b) UK National Osteoporosis Society

c) IOF

3) Ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có bao nhiêu người có nguy cơ mắc chứng loãng xương?

a) 1

b) 2

c) 0