Bài xích vắc xin – liệu chúng ta có nên để con mình nguy hiểm

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng việc tiêm vắc xin là không cần thiết vì nghĩ là con mình khoẻ mạnh hay tự cho rằng các bệnh cần chủng ngừa đã biến mất. Nhưng trong thực tế, cho đến nay chỉ có một bệnh truyền nhiễm duy nhất đã chính thức bị khai tử là bệnh đậu mùa.

Ngoài ra, họ còn quan niệm rằng trẻ được tiêm vắc-xin có nguy cơ bị bệnh tự kỉ cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học về vấn đề này đã không tìm thấy một sự liên quan nào giữa vắc-xin và bệnh tự kỉ1.

Thêm vào đó một số bà mẹ cho rằng việc chủng ngừa nhiều vắc-xin có thể làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải. Thực sự, các nghiên cứu khoa học hiện tại cho thấy việc chích đồng thời nhiều loại vắc-xin không gây ra tác động bất lợi lên hệ miễn dịch của một trẻ bình thường2.


Việc tiêm ngừa đã giúp con người phòng tránh nhiều dịch bệnh nguy hiểm

Việc tiêm ngừa đã giúp con người phòng tránh nhiều dịch bệnh nguy hiểm

Một vài hậu quả bài xích vắc-xin gây ra ở Việt Nam

Vào năm 2014, dịch sởi bùng phát làm hàng nghìn trẻ em bị mắc bệnh và dẫn đến gần 150 ca tử vong do biến chứng. Điều đáng lo ngại là trong số những trẻ tử vong đó có tới 90% trẻ không được tiêm vắc-xin phòng bệnh.


Bệnh sởi khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Bệnh sởi khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Từ đó, phụ huynh mới ngộ ra vấn đề và đổ xô cho con đi tiêm vắc-xin sởi, làm quá tải các điểm tiêm ngừa vắc-xin.

Thêm nữa, ta phải kể thêm sự trở lại của dịch ho gà khiến hàng trăm em bé Hà Nội phải nhập viện vào năm 2016. Nhiều em đã tử vong bởi dịch này do không được chích ngừa vắc-xin3.

Sự thành công bị lãng quên

Do tập trung vào một số ít trường hợp tai biến do vắc-xin, nhiều người đã quên mất những thành công của Chương Trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong thời gian qua.

Vắc-xin đã giúp xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979, loại trừ bệnh bại liệt từ năm 2000, và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 20054.

Chương trình giúp làm giảm số người mắc bệnh sởi tới 3.010 lần, bệnh ho gà tới 844 lần, và bệnh bạch hầu 410 lần, v.v. so với thời kì trước khi chủng ngừa5.

Vì vậy, mọi người cần phối hợp và tham khảo chuyên gia y tế để lựa chọn những loại vắc xin cần thiết và phù hợp nhất, giúp bảo vệ tính mạng con trẻ và đẩy lùi dịch bệnh.

Để tìm hiểu thông tin về những căn bệnh nên được chủng ngừa sớm cho mọi thành viên trong gia đình, vui lòng truy cập tại đây

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng do Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp cùng VPĐD GlaxoSmithKline tại Tp. Hồ Chí Minh thực hiện.

REFERENCE SOURCE

1. http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/features/immunizationqanda/vi/

2. http://www.who.int/vaccine_safety/initiative/detection/immunization_misconceptions/en/index6.html

3. http://www.moh.gov.vn/news/Pages/DiemTinYTeTuCacBaoCaoV2.aspx?ItemID=653

4. http://moh.gov.vn/news/pages/tinkhac.aspx?ItemID=2770

5. http://moh.gov.vn/news/Pages/TinHoatDongV2.aspx?ItemId=2052