30 "bí kíp" phòng tránh ung thư

(Dân trí) - Môi trường ô nhiễm và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác đã ngày càng làm nhiều người bị ung thư. Vậy làm sao để tránh nguy cơ bị mắc căn bệnh quái ác này?

1. Nên đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho những bữa ăn gia đình.Thường xuyên cung cấp cho cơ thể những loại rau quả tươi sạch như các loại củ, rau quả có vỏ để tránh dư lượng chất hóa học vào cơ thể ở mức tối đa.

 

2. Hạn chế đựng đồ ăn bằng những đồ dùng bằng nhựa và không nên để đồ ăn chín đựng trong âu nhựa hay giấy bóng, nilông.

 

3. Nấu thực phẩm chín tới để vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng của thực phẩm đặc biệt là các loại rau xanh như bông cải xanh hay súp lơ…

 

4. Sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm để đảm bảo có chế độ ăn cân bằng như thịt,cá, đậu phụ, rau xanh, hạnh nhân, thảo mộc, đậu đỗ…

 

5. Tìm những cách khác nhau để giảm lượng độc tố trong cơ thể đều đặn hàng năm.

 

6. Nên có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn bệnh hơn là bị bệnh rồi mới tìm cách chữa trị.

 

7. Kiểm tra tỉ lệ PH của cơ thể. Bệnh ung thư gắn liền với lượng đường và protein trong môi trường axit. Sử dụng càng ít đường nếu có thể và ăn những thức ăn để cân bằng tỉ lệ PH.

 

8. Không nên dùng lò vi sóng. Một cuộc kiểm tra gần đây cho thấy dùng lò vi sóng làm giảm 97% lượng chất trong bông cải xanh.

 

9. Không sử dụng các sản phẩm gia đình hay những nguồn thực phẩm có độc gây hại cho sức khỏe. Tránh xa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe gia đình như các loại thuốc xịt diệt côn trùng, gián, muỗi…

 

10. Đảm bảo chăc chắn rằng không khí và nguồn nước nơi bạn sống là an toàn và trong lành. Nên thường xuyên tập luyện ở những nơi môi trường có nhiều cây xanh và sạch sẽ.

 

11. Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để tránh nhiễm bệnh.

 

12. Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe như các thức uống có cồn, rượu, thuốc lá…

 

13. Kiểm tra xem nhà hay nơi làm việc có phải là những nơi nằm trong vùng  phóng xạ độc hại hay không.

 

14. Tránh sử dụng nhiều và thường xuyên các chất khử mùi hay kem chống nắng.

 

15. Sử dụng các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa…vì trong chúng có một lượng kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể.

 

16. Tránh sử dụng các thực phẩm biến đổi gien.

 

17. Ăn uống từ tốn và nhai thức ăn thật kỹ. Cảm giác ngon miêng sẽ giúp bạn ăn được nhiều đồng thời tăng cường năng lượng cho cơ thể.

 

18. Tránh chịu đựng những bực bội trong người.Vì nó sẽ gây cho bạn một tâm trạng không thoải mái ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

19. Dành thời gian để tận hưởng cuộc sống và làm những điều bạn thích như đọc sách, nghe nhạc hay cắm hoa… Tất cả những hoạt động mang lại cho bạn sự thư giãn và thoải mái.

 

20. Nếu có điều kiện nên thường xuyên đi chơi ở các vùng ngoại ô xa thành phố để tận hưởng không khí trong lành và giảm căng thẳng.

 

21. Tự đánh giá được mức độ khỏe mạnh của cơ thể để có những điều chỉnh hợp lý trong ăn uống, sinh hoạt, học hành, làm việc và vui chơi.

 

22. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe bản thân, sức khỏe tinh thần, trí tuệ và năng lượng.

 

23. Tìm ra cách tốt nhất để luôn mang lại sự lạc quan ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.

 

24. Nên cẩn thận khi sử dụng thuốc vì mỗi loại đều có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

25. Tập suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực.

 

26. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể một cách đều đặn.

 

27. Làm những công việc mà bạn thấy thật sự có ý nghĩa cho mình cũng như những người xung quanh.

 

28. Chất khoáng trong bữa ăn hàng ngày rất quan trọng.Cơ thể chúng ta cần:90 chất dinh dưỡng, 60 chất khoáng, 16 vitamin, 12 axit amin thiết yếu, 3 axit béo.Vì thế nên quan tâm đến chế độ ăn.

 

29. Đọc kỹ hướng dẫn trên các loại thực phẩm đóng hộp để sử dụng đúng cách và nhớ chú ý hạn sử dụng của sản phẩm, không nên mua các sản phẩm đã để quá lâu hay có thời gian sử dụng dài.

 

30. Luôn giữ cho minh một tâm trạng thoải mái, tránh lo âu và hãy cười thật nhiều.

 

Quỳnh Liên

Theo ezinearticle