3 điểm cần lưu ý trong phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ

Để trẻ lớn khôn, cha mẹ cần quan tâm nhiều điều như: dinh dưỡng, giáo dục, tâm sinh lý.... GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi Khoa TPHCM khuyên các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý 3 điều quan trọng sau đây:

Không tăng trưởng quá nhanh cho trẻ

Cha mẹ luôn thích con tăng trưởng nhanh nhưng không hiểu hết tác hại của việc này. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng trưởng nhanh có liên quan đến chứng béo phì và các bệnh về tim mạch khi trẻ trưởng thành. Do vậy, thay vì thích tăng cân, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ phát triển hợp lý về hệ xương, hệ miễn dịch cũng như phát triển tối ưu về não bộ. Đây là những tiêu chuẩn cần thiết giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não, nền tảng vững chắc cho trẻ khỏe mạnh và thông minh sau này.

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ đều có những tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao phù hợp cho sự phát triển toàn diện. Tiêu chuẩn này đã được tổ chức Y tế Thế giới WHO đề ra và đây là thước đo chuẩn để cha mẹ lấy làm tham chiếu. Cụ thể với trẻ 2 tuổi, bé trai cân nặng vượt quá 15,3kg, bé gái vượt quá 14,8kg đã được xem là béo phì. Tuy nhiên theo khảo sát của báo chí vào tháng 12/2010, có đến gần 54% cha mẹ chưa hiểu đúng về tiêu chuẩn chiều cao, năng nặng của trẻ. Hiểu đúng về tiêu chuẩn về phát triển thể chất của WHO, sẽ giúp cha mẹ thường xuyên kiểm tra và hỗ trợ chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ vừa phát triển chiều cao, cân nặng đầy đủ vừa tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: béo phì, tim mạch,tiểu đường trong tương lai ở tuổi trưởng thành do ảnh hưởng của dinh dưỡng không đúng cách gây nên.

3 điểm cần lưu ý trong phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ - 1

Chú ý các cột mốc phát triển trí tuệ và tâm vận động

Ngoài thể chất, phát triển trí tuệ và tâm vận động của trẻ theo từng giai đoạn trong 5 năm đầu đời cũng là một thước đo quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khoa học đã chứng minh các mốc nhạy cảm cho phát triển tối ưu của bé ở các thời điểm: 3 tháng là giai đoạn nhạy cảm cho sự phát triển thị giác và thính giác; 9 tháng là giai đoạn nhạy cảm để bé phát triển ngôn ngữ; 18 tháng là thời điểm nhạy cảm để tối ưu khả năng nhận thức của trẻ; 36 tháng là khi trẻ phát triển khả năng giao tiếp và cảm xúc. Để đảm bảo trẻ đạt được các mốc này, cha mẹ nên thường xuyên tham khảo, cập nhật kiến thức về chuẩn đánh giá phát triển trí tuệ của trẻ theo lứa tuổi, để biết được mức độ phát triển của con mình. Từ đó có phương pháp nuôi dạy đúng, giúp trẻ đạt được các mốc phát triển ở mỗi thời điểm quan trọng.

Dinh dưỡng phù hợp
 
Dinh dưỡng trong những năm đầu đời rất quan trọng, ảnh hưởng suốt đời đối với sức khỏe của trẻ. Khoa hoc ngày nay đã tìm thấy những tác động quyết định của dinh dưỡng sớm đến sự phát triển dài hạn ở tương lai về sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ. Dinh dưỡng hiện đại được nghiên cứu khoa học để cung cấp đúng, đủ và hợp lý dưỡng chất thiết yếu nhằm giúp trẻ không những phát triển tối ưu về thể chất mà còn đem lại tác dụng dài hạn lên sự phát triển não bộ của trẻ

Để giúp bé phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ thì cha mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng, vì sữa mẹ là thức ăn chuẩn, tối ưu cho trẻ. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ và cân đối cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động chức năng của não gồm: nhóm phát triển tế bào thần kinh và thị giác (Lutein, Omega3, DHA) và nhóm tăng cường tốc độ dẫn truyền thần kinh và tạo ra các mối liên kết (synapse) giữa các tế bào thần kinh (Phospholipid, Sắt, Kẽm, AA, DHA). Cần chú ý là không phải một, mà phải kết hợp đầy đủ và cân đối, nhiều dưỡng chất thiết yếu mới có thể phát triển tối ưu khả năng trí tuệ của trẻ.

Xuân Nguyên

3 điểm cần lưu ý trong phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ - 2

 

Để kiểm tra các mốc phát triển của trẻ, phụ huynh có thể truy cập truy cập thông tin tại http://nhatkyiq.hocvieniq.com (mục Công cụ IQ).

* Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ