25 xét nghiệm thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua

Để bé yêu chào đời khỏe mạnh như mong đợi, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, nhiều mẹ bầu tại Hà Nội đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để quản lý sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Bằng kinh nghiệm và tâm huyết nhiều năm chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân, chuyên khoa Sản phụ - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã “bật mí” những xét nghiệm cần thiết trong giai đoạn thai kỳ như sau:

1. Xét nghiệm cơ bản

Mẹ bầu nên xét nghiệm để theo dõi thai kỳ tốt nhất.
Mẹ bầu nên xét nghiệm để theo dõi thai kỳ tốt nhất.

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Được thực hiện chủ yếu để kiểm tra mẹ có bị thiếu máu hay không, nhất là sàng lọc bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia. Vì thai phụ bị bệnh lý này thường sinh ra con chậm phát triển thể chất, vận động, tâm thần hoặc thai có thể chết ngay sau sinh nếu ở thể bệnh thiếu máu rất nặng. Và xét nghiệm điện di huyết sắc tố cũng giúp sàng lọc chính xác bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia.

- Xét nghiệm nhóm máu ABO, Rh: Xét nghiệm này giúp tiên lượng bất đồng nhóm máu mẹ con. Vì nếu mẹ và con bất đồng nhóm máu thì bé sinh ra sẽ có nguy cơ thiếu máu, vàng da, co giật, bỏ bú... thông qua xét nghiệm này sẽ giúp tiên lượng cũng như có hướng điều trị dự phòng cho bé sau sinh.

- Xét nghiệm đường máu lúc đói: Nếu đường máu từ 5.3mmol/l mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ như nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

- Nghiệm pháp dung nạp đường huyết (khi thai 24 - 28 tuần): Đái tháo đường khi mang thai ngày càng gia tăng, nhất là ở những thai phụ có cha mẹ, anh em bị tiểu đường, thai kỳ trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc những người ít vận động, béo phì, cao huyết áp… Đái tháo đường thai kỳ mang đến nhiều tác hại như: biến chứng về thận, tim mạch cho mẹ bầu hay thai to, đẻ khó, hạ đường huyết sau sinh, vàng da… Vì thế, xét nghiệm giúp phát hiện sớm cũng như hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Là một trong những xét nghiệm đánh giá một phần chức năng thận, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, sàng lọc các dấu hiệu sớm của tiền sản giật để kịp thời điều trị cũng như hạn chế biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, xét nghiệm này sẽ được làm thường quy, khoảng 4 tuần/ 1 lần.

- Xét nghiệm định lượng sắt, Folate, Transferrin: Xem mẹ có thiếu hụt một số nguyên liệu tạo máu (tạo hồng cầu). Tùy theo mức độ thiếu hụt, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê dùng viên sắt hay acid folic bổ sung. Hoặc mẹ bầu có thể tư vấn bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (như thịt bò), rau sẫm màu (rau ngót, cải bắp), bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic (bắp cải, su hào) giúp mẹ khỏe và bé phát triển tối ưu.

- Định lượng canxi: Qua chỉ số xét nghiệm giúp mẹ bầu có cơ sở bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, sữa chua... phù hợp.

- Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp: Các xét nghiệm này đánh giá được các chức năng cơ bản và sàng lọc tiền sản giật.

2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm thai kỳ giúp mẹ bầu và thai nhi quản lý sức khỏe được tốt nhất.
Xét nghiệm thai kỳ giúp mẹ bầu và thai nhi quản lý sức khỏe được tốt nhất.

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Nhằm xác định các bất thường nhiễm sắc thể gồm: bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward…), bất thường nhiễm sắc thể giới tính (hội chứng Turner, hội chứng klinefelter…)

- Xét nghiệm sàng lọc Double test (từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày): Xét nghiệm Double test tìm ra nguy cơ của hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edward (Trisomy 18), hội chứng Patau (Trisomy 13) gây: Đa ối, dị tật về tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, thần kinh hay chậm phát triển trí tuệ… Nếu kết quả Double Test có nguy cơ cao cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhau thai hoặc chọc ối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Xét nghiệm Triple test: Dành cho thai phụ từ tuần thứ 14 - 22 (tốt nhất từ 16 - 18 tuần), giúp chẩn đoán hội chứng Down, hội chứng Edward và dị tật ống thần kinh. Nếu kết quả Triple Test có nguy cơ cao cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhau thai hoặc chọc ối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm

- Kiểm tra các bệnh của mẹ có thể truyền, gây dị tật ở thai nhi hoặc gây tai biến sản khoa gồm bệnh Toxoplasma gondii, Rubella, CMV, HSV…

- Đánh giá xem mẹ có bị các bệnh truyền nhiễm có thể lây cho con khi sinh như viêm gan B, bệnh giang mai gây giang mai bẩm sinh cho con, bệnh viêm gan E gây thai chết lưu, thai phụ nhiễm HIV có thể truyền cho con và gây đẻ non, sinh con nhẹ cân, hoặc bệnh thủy đậu mà thai phụ mắc trong ba tháng đầu sinh con tỷ lệ tử vong sơ sinh lên đến 25-30%...

Thông qua các xét nghiệm này giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe, từ đó có kế hoạch điều trị để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng, lây truyền cho con trong quá trình mang thai hoặc sinh con.

4. Xét nghiệm nội tiết tố

- Xét nghiệm nội tiết tố gồm FSH, LH, E2, Prolactin, Progesterone, Testosterone: Ngoài chức năng đánh giá nội tiết tố của buồng trường, xét nghiệm còn chẩn đoán và điều trị hiếm muộn như vô kinh, kinh nguyệt không đều… Khi mang thai, mẹ bầu được chỉ định làm xét nghiệm nội tiết khi có dấu hiệu sảy thai, thai phát triển không tốt khi dưới 16 tuần tuổi.
- Xét nghiệm nội tiết tố gồm FSH, LH, E2, Prolactin, Progesterone, Testosterone: Ngoài chức năng đánh giá nội tiết tố của buồng trường, xét nghiệm còn chẩn đoán và điều trị hiếm muộn như vô kinh, kinh nguyệt không đều… Khi mang thai, mẹ bầu được chỉ định làm xét nghiệm nội tiết khi có dấu hiệu sảy thai, thai phát triển không tốt khi dưới 16 tuần tuổi.

- Xét nghiệm Beta-hCG: Được thực hiện ngay khi phụ nữ có dấu hiệu chậm kinh để chẩn đoán chắc chắn có thai hay không. Xét nghiệm này dùng để theo dõi sự phát triển của thai như: thai kém phát triển, thai lưu, thai chửa ngoài tử cung… Ngoài ra, xét nghiệm HCG cũng góp phần kiểm tra dị tật của thai nhi, nếu có nguy cơ cao, thai phụ phải làm tiếp xét nghiệm chọc dò ối để khẳng định kết quả.

5. Hội chứng Anti Phospholipide

Đây là xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, thai lưu… Nếu kết quả dương tính với Anti Phospholipid, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa sản quản lý và theo dõi chặt chẽ thai kỳ.

25 xét nghiệm thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua - 4
25 xét nghiệm thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua - 5

Bác sĩ chuyên khoa I, Dương Ngọc Vân khuyến cáo: Mẹ bầu nên làm các xét nghiệm định kỳ để quản lý, theo dõi sức khỏe mẹ và bé như xét nghiệm tổng phân tích máu, nước tiểu, đông máu, các bệnh lí truyền nhiễm… nhưng tốt nhất nên làm vào quý I của thai kỳ. Danh mục các xét nghiệm cần làm khi chuẩn bị có thai và trong thai kỳ mẹ bầu nên biết.

Với sứ mệnh mang đến người dân dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận nơi hoàn hảo, trong suốt 21 năm phát triển, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thiện chất lượng chuyên môn và tinh thần phục vụ.


Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hai hệ thống xét nghiệm tự động của Roche (Thụy Sĩ), Abbott (Mỹ) gồm hệ thống tự động máy sinh hóa Cobas 8100 và hệ thống tự động Accelerator A3600; máy xét nghiệm hóa sinh AU 5800… Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đủ thế mạnh thực hiện xét nghiệm các chuyên khoa nói chung, xét nghiệm trước, trong và sau thai kỳ nói riêng.

Xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kết quả chính xác, thời gian trả kịp thời, chi phí hợp lý, thời gian phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, Tết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng đồng hành cùng các mẹ bầu Hà Thành và các tỉnh lân cận qua chuỗi các văn phòng tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… trong hành trình quản lý và theo dõi suốt thai kỳ.