10 nguyên tắc vàng về ăn uống

(Dân trí) - Cơ thể mỗi người cần hơn 40 loại chất dinh dưỡng khác nhau và không thể có loại thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ. Vậy nên, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên kết hợp các loại thức ăn khác nhau, bữa nọ đổi món cho bữa kia.

Đó là nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ 

  

2. Ăn nhiều hoa quả, rau và đậu đỗ

 

Loại thức ăn này sẽ cung cấp cho cơ thể bạn chất xơ, vitamin, giúp tăng cường tiêu hoá và tươi trẻ làn da.

 

3. Ăn đúng bữa

 

Bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ sẽ khiến cơ thể bạn không kiểm soát được cảm giác đói dẫn đến ăn quá nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn suy nhược, tinh thần kém minh mẫn.

 

4. Không ăn quá nhiều

 

Ăn quá no, quá nhiều sẽ gây nên trạng thái mệt mỏi, nhất là đối với người lớn tuổi. Trong mỗi bữa ăn, chúng ta chỉ nên ăn đủ no và có thể chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.

 

5. Luôn thay đổi thực đơn

 

Không có thực đơn nào là hoàn hảo đối với mỗi người, mỗi gia đình. Bạn là người nội trợ, hãy biết thay đổi thực đơn để có những bữa ăn ngon miệng cho các thành viên trong gia đình.

 

6. Nhận biết các loại thức ăn không phù hợp

 

Mỗi khi cơ thể bạn mệt mỏi hoặc bị rối loạn tiêu hoá, nguyên nhân cũng có thể từ các bữa ăn. Bạn cần xem lại thực đơn của 3 ngày trước đó xem mình đã ăn những gì, có thể cơ thể bạn đang thiếu một chất dinh dưỡng nào đó hoặc cũng có thể bạn đã ăn quá nhiều.

 

7. Không nên thay đổi thói quen ăn uống đột ngột

 

Bạn đi khám bác sĩ và được yêu cầu là phải kiêng một số thức ăn khoái khẩu. Về nhà, bạn xa rời ngay chúng và thay thế bằng một loại thức ăn khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự thay đổi nhanh chóng của các loại thức ăn có thể khiến cơ thể bạn mất sự cân bằng. Hãy thay đổi thói quen ăn uống một cách từ từ.

 

8. Chọn loại thức ăn dễ hấp thụ

 

Bạn luôn gặng hỏi tại sao mình ăn nhiều, thường xuyên thay đổi bữa nhưng cơ thể vẫn gầy còm? Vấn đề không hẳn ở việc ăn ít hay nhiều mà bạn phải biết lựa chọn loại thức ăn dễ hấp thụ với cơ thể của mình.

 

9. Duy trì một lượng cơ thể khoẻ mạnh

 

Một trọng lượng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, chiều cao, tuổi và di truyền. Tập thể dục, chăm chỉ vận động là một cách quan trọng để giữ cơ thể không tăng cân và khoẻ mạnh.

 

10. Giảm một số thức ăn ưa thích

 

Việc ăn quá mặn, ăn thức ăn quá ngọt, thức ăn chứa nhiều mỡ không hề tốt cho sức khoẻ của bạn. Bạn cần phải điều hoà sở thích hoặc thói quen ăn uống cho phù hợp. 

An Hạ (s.t)