Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139

(Dân trí) - Tổ chức xếp hạng QS vừa công bố kết quả xếp hạng năm 2017 khu vực Châu Á. Lần đầu tiên, Đại học Công nghệ Nanyang soán ngôi quán quân của Đại học Quốc gia Singapore.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 1

Năm nay, bảng xếp hạng đại học châu Á mở rộng từ 350 đến 400 trường, trong đó 250 trường thuộc tốp đầu được xếp theo thứ hạng và 150 trường còn lại được xếp vào các nhóm 251-260,… 291-300, 301-350 và 351-400. Dù có sự mở rộng này, nhưng so với năm ngoái Việt Nam vẫn chỉ có 5 trường góp mặt, với sự đảo lộn thứ hạng của các trường tốp cuối rất nhiều.

Thứ hạng của ĐHQGHN vẫn là 139, ĐHQG TpHCM tăng từ vị trí 147 lên 142.

Nhóm hạng của các trường còn lại là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng từ nhóm 301-350 lên nhóm 291-300, ĐH Cần Thơ từ 251-300 xuống nhóm 301-350 và ĐH Huế từ nhóm 301-350 xuống 351-400.

Theo thống kê của QS, so với tổng số 11.900 cơ sở giáo dục đại học từ 17 quốc gia trong toàn Châu Á, vị trí xếp hạng của ĐHQGHN đã thuộc tốp 1.2%.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 2

Bảng xếp hạng QS châu Á có 10 tiêu chí với các trọng số khác nhau, bao gồm:

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 3

Đánh giá của các nhà khoa học: dựa trên dữ liệu khảo sát đối với trên 70 ngàn học giả trên thế giới.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 4

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ: đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 5

Đánh giá của nhà tuyển dụng: dựa trên dữ liệu khảo sát trên 30 ngàn nhà tuyển dụng trên thế giới.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 6

Tỷ lệ giảng viên quốc tế: Đánh giá khả năng thu hút giảng viên quốc tế đến làm việc.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 7

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên: đánh giá mức độ đảm bảo chất lượng đào tạo của trường đại học.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 8

Tỷ lệ sinh viên quốc tế: Đánh giá khả năng thu hút sinh viên quốc tế đến học tập.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 9

Số trích dẫn/bài báo khoa học: đánh giá mức độ tác động và chất lượng NCKH của trường đại học dựa vào CSDL Scopus.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 10

Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi: Sinh viên đi trao đổi học tập tối thiểu 01 học kỳ ở nước ngoài.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 11

Số bài báo/giảng viên: đánh giá năng suất công bố của trường đại học, dựa trên phân tích CSDL Scopus.

Xếp hạng đại học châu Á 2017: Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí 139 - 12

Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi: Tỷ lệ sinh viên nước ngoài đến học tập và trao đổi tín chỉ.

Các tiêu chí và trọng số của bảng xếp hạng QS 2017

Theo phân tích của GS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, ngoại trừ chỉ số về số lượng công bố quốc tế, các trường đại học nhóm đầu của Việt Nam đã có một số chỉ số so sánh được với mặt bằng trung bình của các trường đại học tốp 400 châu Á.

Trong 5 năm (2011-2015), mỗi giảng viên châu Á công bố trung bình khoảng 4,5 bài báo trong hệ thống tạp chí Scopus, trong khi đó chỉ số cao nhất của Việt Nam mới vào khoảng 0,7 bài (mỗi năm trung bình chỉ được 0,14 bài).

Chỉ số về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên gần đạt đến mức trung bình (Châu Á: 12,5 – ĐHQGHN: 14,2). Riêng đối với chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo thì Việt Nam đã vượt qua được ngưỡng (Châu Á: 5,2 lần/bài báo – ĐHQGHN: 5,8 lần).

Đặc biệt, đối với tiêu chí do các nhà khoa học và các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế đánh giá trực tiếp (thực hiện qua hệ thống phiếu khảo sát trực tuyến), hai đại học hàng đầu của Việt Nam đều nhận được mức trung bình của châu Á.

Trong tốp 10 của bảng xếp hạng đại học châu Á năm nay, ngoài hai trường dẫn đầu của Singapore và 1 trường của Hàn Quốc (Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc – KAIST), có 3 trường của Trung quốc (Đại học Tinh Hoa, Đại học Phúc Đán và Đại học Bắc Kinh), 4 trường của Hồng Công – Trung Quốc (Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Công, Đại học Hồng Công, Đại học thành phố Hồng Công và Đại học Trung Hoa Hồng Công).

Trong khối ASEAN, Malaixia có 27 trường, Inđônêxia có 17 trường, Thái Lan có 14 trường, Philipin có 6 trường và Brunei có 1 trường.

Hồng Hạnh