Toyota Việt Nam “xâm phạm bí mật thư tín”?

Kỹ sư Lê Văn Tạch gửi đơn yêu cầu hòa giải với Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và đang xem xét kiến nghị khởi tố vụ án “xâm phạm bí mật thư tín”.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1713/Vu-viec-ky-su-to-loi-xe-Toyota-lap-rap-trong-nuoc.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Vụ việc kỹ sư tố lỗi xe Toyota lắp ráp trong nước</b></a>

Sau khi bị Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) ra quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều chuyển sang công việc khác có mức lương giảm 1/4, ngày 5/9, kỹ sư (KS) Lê Văn Tạch đã có đơn yêu cầu hòa giải gửi Tổng Giám đốc TMV Akito Tachibana và các cơ quan chức năng.

 

KS Lê Văn Tạch đang làm việc cho TMV theo hợp đồng không xác định thời hạn. Trong quá trình làm việc, anh được TMV lập cho một địa chỉ email. Tuy nhiên, trong cuộc họp công bố quyết định kỷ luật ngày 24/8, lãnh đạo TMV đã thông báo việc kiểm tra nội dung hộp thư nội bộ và phát hiện KS Lê Văn Tạch đã viết hàng chục bức thư tình gửi cho một phụ nữ. Tại biên bản xử lý kỷ luật do TMV lập ngày 24/8 cũng chỉ rõ những nội dung này.

 

Luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng Luật An Phát Phạm (Hà Nội), tham gia hỗ trợ pháp lý cho KS Lê Văn Tạch, cho rằng mặc dù quy định của TMV có nội dung nói rằng việc thiết lập hộp thư nội bộ chỉ để phục vụ mục đích trong công việc tại công ty, tuy nhiên, dù KS Tạch sử dụng email này để làm những việc ngoài công việc thì TMV cũng không được truy cập vào đó để lấy những thông tin mang tính cá nhân như vậy. “Lãnh đạo TMV đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi trái pháp luật “xâm phạm bí mật thư tín” cá nhân của anh Tạch theo điều 38 Bộ Luật Dân sự” - luật sư Phất phân tích.

 

Trước câu hỏi của phóng viên về việc quy định của TMV có cho phép thâm nhập email nội bộ đã cấp cho nhân viên và lấy thông tin ở đó làm chứng cứ giải quyết vụ việc hay không, ông Trần Quốc Hưng, Tổng trưởng Ban Kế hoạch và Sản phẩm của TMV, hẹn sẽ trả lời vào ngày 6/9, sau khi “tìm kỹ càng hơn”.

 

Đối với những hành vi TMV cho rằng KS Lê Văn Tạch làm phiền tổng giám đốc (thông qua việc gửi thư kiến nghị ngày 31-5, thư điện tử ngày 11/6 và gửi đơn kiến nghị làm rõ một số vấn đề ngày 11/7), luật sư Phạm Văn Phất cho rằng việc gửi các văn bản này là quyền của người lao động.

 

Việc giải quyết kiến nghị của người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. “Pháp luật hiện hành và nội quy công ty cũng không có quy định cấm hay hạn chế số lượng kiến nghị mà người lao động gửi cho người sử dụng lao động, do đó, không thể coi việc thực hiện quyền của người lao động là vi phạm nội quy, “làm phiền” tổng giám đốc như nhận định của TMV” - luật sư Phất phân tích.

 

Đề nghị bố trí lại công việc cũ

 

KS Tạch cho biết công việc của anh bây giờ là giám sát việc chuyển xe hoàn thiện lên xe tải để chở tới đại lý, xem thao tác của những người vận chuyển (lái xe và phụ xe) có tuân thủ quy định hay không. Công việc này không liên quan gì đến kiến thức chuyên môn anh đã học. Trong đơn yêu cầu hòa giải, KS Tạch đề nghị TMV hủy bỏ Quyết định 435/2011 và bố trí anh trở lại công việc cũ.

 

Theo Thế Kha

NLĐ