Pháo đài Đồng Đăng - khoảnh khắc chiến tranh bi tráng

(Dân trí) - Pháo đài Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn) được xây dựng trước năm 1945 trên một ngọn núi có thể bao quát toàn bộ khu vực xung quanh. Là vị trí trọng yếu, quân Trung Quốc đã quyết tâm đánh chiếm điểm cao này ngay từ những ngày đầu xâm lược biên giới Việt Nam tháng 2 năm 1979.


Pháo đài Đồng Đăng nằm trên một ngọn đồi (bên phải ảnh) cạnh Ga Đồng Đăng và QL4A dẫn vào thị trấn.

Pháo đài Đồng Đăng nằm trên một ngọn đồi (bên phải ảnh) cạnh Ga Đồng Đăng và QL4A dẫn vào thị trấn.


Trong những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta, nơi đây là một cứ điểm đã tiêu diệt nhiều kẻ địch, bẻ gãy nhiều cuộc tấn công, đồng thời là nơi trú ẩn của hàng trăm người dân thị trấn Đồng Đăng. Trong ảnh, một tầm nhìn bao quát từ pháo đài trên đỉnh đồi.

Trong những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta, nơi đây là một cứ điểm đã tiêu diệt nhiều kẻ địch, bẻ gãy nhiều cuộc tấn công, đồng thời là nơi trú ẩn của hàng trăm người dân thị trấn Đồng Đăng. Trong ảnh, một tầm nhìn bao quát từ pháo đài trên đỉnh đồi.


Các lối đi dẫn vào bên trong lô cốt. Pháo đài là một công trình quân sự được xây dựng kiên cố, có nhiều hầm ngầm nằm sâu trong lòng đất.

Các lối đi dẫn vào bên trong lô cốt. Pháo đài là một công trình quân sự được xây dựng kiên cố, có nhiều hầm ngầm nằm sâu trong lòng đất.


Một miệng hầm sâu hun hút khoan sâu xuống lòng đất, bên trong lô cốt có hệ thống lỗ thông gió và có thể chứa hàng trăm người.

Một miệng hầm sâu hun hút khoan sâu xuống lòng đất, bên trong lô cốt có hệ thống lỗ thông gió và có thể chứa hàng trăm người.


Các khối bê tông dày hàng mét bao quanh lô cốt rất kiên cố. Khi cuộc chiến nổ ra, một lực lượng lớn cán bộ chiến sỹ được phân công chốt tại đây để ngăn chặn quân xâm lược và bảo vệ hàng trăm người dân Đồng Đăng chạy lên đây trú ẩn.

Các khối bê tông dày hàng mét bao quanh lô cốt rất kiên cố. Khi cuộc chiến nổ ra, một lực lượng lớn cán bộ chiến sỹ được phân công chốt tại đây để ngăn chặn quân xâm lược và bảo vệ hàng trăm người dân Đồng Đăng chạy lên đây trú ẩn.


Trước ý chí chiến đấu kiên cường của chiến sỹ ta, quân Trung Quốc xâm lược đã phải dùng thuốc nổ để đánh sập cửa hầm khi quân ta co về cố thủ trong pháo đài cùng người dân. Trong ảnh là vết bê tông rạn nứt trên những bức tường bê tông bị phá vì thuốc nổ.

Trước ý chí chiến đấu kiên cường của chiến sỹ ta, quân Trung Quốc xâm lược đã phải dùng thuốc nổ để đánh sập cửa hầm khi quân ta co về cố thủ trong pháo đài cùng người dân. Trong ảnh là vết bê tông rạn nứt trên những bức tường bê tông bị phá vì thuốc nổ.


Quanh lô cốt có rất nhiều tảng bê tông lớn vẫn nằm cheo leo sau vụ nổ mìn làm sập cửa hầm. Sau khi đặt thuốc nổ phá hầm, quân địch còn dùng súng phun lửa và hơi cay xịt xuống các ngách nhằm giết hại cán bộ, chiến sỹ và dân thường đang cố thủ trong lô cốt.

Quanh lô cốt có rất nhiều tảng bê tông lớn vẫn nằm cheo leo sau vụ nổ mìn làm sập cửa hầm. Sau khi đặt thuốc nổ phá hầm, quân địch còn dùng súng phun lửa và hơi cay xịt xuống các ngách nhằm giết hại cán bộ, chiến sỹ và dân thường đang cố thủ trong lô cốt.


Thị trấn Đồng Đăng nhìn qua lỗ thủng từ lô cốt trên đỉnh đồi.

Thị trấn Đồng Đăng nhìn qua lỗ thủng từ lô cốt trên đỉnh đồi.


Chiến tranh đã lùi xa, lô cốt giờ để không, vắng bóng người.

Chiến tranh đã lùi xa, lô cốt giờ để không, vắng bóng người.

Một lỗ hổng vì thuốc nổ ở phía trên nóc pháo đài.
Một lỗ hổng vì thuốc nổ ở phía trên nóc pháo đài.


Tầm nhìn từ trên pháo đài xuống ga Đồng Đăng.

Tầm nhìn từ trên pháo đài xuống ga Đồng Đăng.


Các tảng bê tông vẫn nằm ngổn ngang trên ngọn đồi. Ở điểm cao nơi có pháo đài Đồng Đăng có thể bao quát mọi hướng xung quanh.

Các tảng bê tông vẫn nằm ngổn ngang trên ngọn đồi. Ở điểm cao nơi có pháo đài Đồng Đăng có thể bao quát mọi hướng xung quanh.


Một góc thị trấn Đồng Đăng.

Một góc thị trấn Đồng Đăng.

Hữu Nghị