Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc - Huế 2012:

"Ngay từ đầu, BTC đã chỉ thị cấm trẻ em xem kịch!"

(Dân trí)- Những cảnh "nóng" trong các vở diễn "Làm...", "Nước mắt người điên" đã làm "choáng váng" khán giả Huế. Đã có ý kiến cho rằng, những cảnh diễn này sẽ có tác động không tốt đến khán giả nhỏ tuổi đến xem kịch những ngày qua ở Huế.

Xem thêm các thông tin Giải trí của báo Dân trí tại đây
 
Trước sự việc này, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ðăng Chương - Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL), Trưởng ban tổ chức của LH Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc.
 
Thưa ông, vừa qua 2 vở diễn “Làm…” và “Nước mắt người điên” (của Công ty CP Sân khấu và Điện ảnh Vân Tuấn) đã gây được tiếng vang khi thu hút lượng lớn công chúng quan tâm đón xem. Một điều đặc biệt là trong 2 vở kịch này đều xuất hiện khá nhiều “cảnh nóng”. Ông có nhận xét gì về điều này.?

 

Trước mắt cần xác định quan điểm về cảnh nóng nó là như thế nào, cụ thể như thế nào là cảnh nóng. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ra chỉ thị 65 chống những biểu hiện lệch lạc trong nghệ thuật biểu diễn.


Một cảnh gợi cảm trên ghế salon trong vở Làm...
Một cảnh gợi cảm trên ghế salon trong vở "Làm..."

Phải cụ thể hóa và chỉ ra được cảnh nào là cảnh nóng, từ đó mới phân tích xem cảnh này đúng là cảnh nóng hay không. Bởi vì có người xem đây là cảnh nóng, có người lại nghĩ đây không phải.


Hiện nay, hội đồng giám khảo đã họp và chưa có một thành viên nào đề cập tới việc có xuất hiện cảnh nóng tạo hiệu ứng xấu và gây phản cảm cho người xem.


Một cảnh gợi cảm trên ghế salon trong vở Làm...

Một cảnh nóng diễn ra vào cuối vở "Nước mắt người điên" khi
người cháu Thắng lao vào hãm hiếp bà dì ruột của mình

 

Tại buổi diễn có khá đông phụ huynh dẫn theo con nhỏ đi cùng. Trước những “cảnh nóng”, một số người đã giơ tay bịt mắt không cho con mình xem thưa ông?

 

Đó là ý kiến của một số phụ huynh, trên truyền hình có một số bộ phim có những hình ảnh nhạy cảm. Cha mẹ thường không cho con cái xem những bộ phim đó. Đối tượng khán giả chúng tôi hướng tới là người lớn. Việc có trẻ con vào xem những vở kịch chính luận, tâm lý xã hội, bi kịch, hài kịch là không nên.

 

BTC đã quán triệt ngay từ đầu với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế là để đảm bảo chung chất lượng và tạo điều kiện cho diễn viên, nhà văn hóa trung tâm TP Huế không cho trẻ em vào xem. Chúng tôi đã nhắc nhớ nhiều lần các đồng chí ở sở này. Tất nhiên vẫn có thể xảy ra trường hợp trẻ con vào nhưng ban tổ chức đã cố gắng hạn chế.


Một cảnh gợi cảm trên ghế salon trong vở Làm...
Khá nhiều khán giả là trẻ em xem tronhg vở "Làm..." và nhiều vở kịch khác tại liên hoan.
 Một số cảnh nóng đã bị cha mẹ các em ngăn cản xem bằng cách lấy tay,
 khăn mùi soa hay khẩu trang che mắt các em lại

Trẻ con là chưa phù hợp được với những vỡ kịch có nội dung và tư tưởng. Ở tuổi của những đứa trẻ ấy làm sao hiểu được nội dung, tư tưởng, chủ đề, cốt truyện, hay mâu thuẫn xung đột...

 

Đây là lần đầu tiên tôi nghe PV đề cập có những phụ huynh đưa con đến và gặp phải những cảnh diễn phải bịt mắt con nhỏ lại. Rõ ràng là BTC không đồng ý cho trẻ em vào xem, không riêng gì những vở kịch gây tranh cãi mà tất cả 26 vở diễn trong liên hoan.

 

Khi chúng ta đánh giá một tác phẩm, đặc biệt là khi hội đồng còn đang chưa chấm điểm, nếu chúng ta đánh giá sai lạc các vở diễn sẽ ảnh hưởng đến kết quả các nghệ sĩ dự thi, ảnh hưởng đến đơn vị.

 

Khi đưa vấn đề cần cụ thể hóa, nhà báo làm việc BTC cần có 5-6 cái ảnh nhà báo cho là ảnh nóng, căn cứ vào những chứng cứ cụ thể đó chúng tôi sẽ lý giải, ảnh nóng này có thật sự nóng hay không.


Cảnh nóng trong vở Nước mắt người điên khi bà Hoàng tằng tịu với bác sĩ Thái
Cảnh nóng trong vở "Nước mắt người điên" khi bà Hoàng tằng tịu với bác sĩ Thái

Mặc dù những cảnh nóng đã không còn xa lạ với khán giả 2 miền Bắc Nam nhưng với miền Trung và nhất là một thành phố như Huế, cảnh nóng xuất hiện trong các vở kịch thì đây là lần đầu tiên. Ông có nhận xét gì về điều này?

 

Trong vở “Làm…”, cần xác định nhân vật nào diễn cảnh nóng… Đây là đánh giá của bạn và chưa hẳn nó khách quan. Đời sống nghệ thuật sân khấu của chúng ta từ Bắc vào Nam đều có sự giao thoa. Các đoàn miền Nam vẫn vào miền Bắc, các đoàn miền Bắc vẫn thường vào miền Trung biểu diễn,…

 

Văn hóa có sự giao thoa 3 miền và vì vậy bản thân các đoàn nghệ thuật không diễn tĩnh tại duy nhất một nơi. Cho nên chúng ta khó có thể nói vở diễn này, cảnh này chỉ diễn ra ở miền Bắc hay nam mà xa lạ ở miền Trung.


Cảnh diễn có phần hơi nóng trong vở Làm... giữa Huyền và người anh họ.

Cảnh diễn có phần hơi "nóng" trong vở "Làm..." giữa Huyền và người anh họ.

 

Chúng tôi có thể phân tích, chúng tôi không sợ sai, chúng tôi không sợ trách nhiệm trong vấn đề này. Quan trọng là cần hiểu để có thể đánh giá khách quan để không ảnh hưởng chung đến chất lượng của các vở diễn trong liên hoan.

 

Chúng ta có thể quy ước "cảnh nóng" là cảnh "giường chiếu"?

 

Có những vở diễn người ta vẫn đưa giường chiếu lên sân khấu, như vở “Hồn ma báo oán” cũng đưa giường lên trên sân khấu. Đó là không gian xảy ra vở diễn. Phải làm rõ khái niệm về cảnh nóng. Những hình ảnh về diễn viên biểu diễn đập vào mắt khán giả trái với đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.


Chúng ta đã có nhiều cuộc tranh luận về ảnh nuy, có những ảnh nuy có giá trị nghệ thuật cao nhưng người ta không chập nhận nó đi triển lãm. Vì có quan niệm cái nuy này chưa phù hợp thuần phong mỹ tục, chưa phù hợp văn hóa Việt Nam.

 

Trong quy chế 47 đang trình thủ tướng: Việc nghệ sĩ ăn mặc hở hang phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục được coi là những hành vi bị cấm. Có thể một tình yêu diễn ra trên giường thì đó là một tình yêu rất là đẹp, đó là khát khao của người đang yêu nhau, trong một câu chuyện kịch đó là chuyện đúng mực. Quan trọng là đạo diễn và kịch bản phải biết xử lý.

 

Người ta có sinh hoạt tình dục trước mặt mọi người hay không thì đó mới gọi là cảnh nóng, mới phản cảm và phi văn hóa
 
Ông Nguyễn Ðăng Chương - Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL)
Ông Nguyễn Ðăng Chương - Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL)
 Trưởng ban tổ chức của LH Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc.

 

Trong các vở diễn tới đây của liên hoan có tiếp tục xuất hiện những cảnh diễn gây tranh cãi giống “Làm…” và “Nước mắt người điên” nữa không?

 

26 vở kịch tại liên hoan lần này đều được các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định theo quy chế 47 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các vở diễn đều được hội đồng các sở văn hóa du lịch thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, nghệ thuật và hình thức thể hiện. Chính vì vậy tất cả các vở diễn tham dự liên hoan đều có cơ sở về mặt pháp lý hoàn toàn đủ tiêu chuẩn.


Vở Nước mắt người điên có nhiều cảnh nóng rực hơn so với vở Làm...
Vở "Nước mắt người điên" có nhiều cảnh nóng "rực" hơn so với vở "Làm..."

Theo báo cáo lại của các chuyên viên phòng nghệ thuật và trao đổi của ông Vương Duy Biên - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn về việc thẩm định các vở kịch đã cho biết: Các vở diễn không hề xuất hiện các cảnh trái thuần phong mỹ tục hay đi ngược đạo đức, đạo lý người Việt Nam.

 

Tôi nghĩ từ nay đến những ngày cuối cùng LH sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc sẽ không có vở diễn nào xuất hiện cảnh phản cảm hay trái thuần phong mỹ tục.

 

Vâng, xin cảm ơn ông ! 
 
 
Anh Việt - Đại Dương