Bài 11:

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can

(Dân trí) - Sau khi bị TAND huyện Nam Sách (Hải Dương) trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với một người dân thường, VKSND huyện Nam Sách vừa ban hành giấy triệu tập bị can với anh Phạm Văn Tình do ông Nguyễn Văn Núi - Viện phó VKSND huyện Nam Sách ký.

Theo Giấy triệu tập bị can số 12/KSĐT do ông Nguyễn Văn Núi - Viện phó VKSND huyện Nam Sách ký ngày 21/7/2016, VKSND huyện Nam Sách yêu cầu bị can Phạm Văn Tình (44 tuổi) phải có mặt tại VKSND huyện Nam Sách đúng 14h ngày 25/7/2016 gặp ông Nguyễn Văn Núi - Phó viện trưởng để làm việc.

Giấy triệu tập cho biết nếu anh Tình vắng mặt không có lý do chính đáng có thể sẽ bị áp giải theo điều 130 Bộ luật TTHS.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Núi - Viện phó VKSND huyện Nam Sách ký Giấy triệu tập bị can Phạm Văn Tình.

Trong vụ án hy hữu ngày, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nam Sách (Hải Dương) khởi tố và bắt tạm giam và VKSND huyện Nam Sách truy tố về hành vi "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" trong khi chỉ là người dân thường từ năm 2010, anh Tình đã gửi đơn kêu oan đến nhiều cơ quan Trung ương, địa phương.

Tang vật vụ án chỉ là 5 triệu đồng nhưng cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Sách đã 3 lần thay đổi tội danh với anh Phạm Văn Tình. Đầu tiên, hành vi nhận 5 triệu đồng của ông Diệp chủ tàu được cơ quan CSĐT khởi tố về tội Cưỡng đoạt tài sản, đến ngày 28/3/2011, Cơ quan CSĐT ra Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đổi sang tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và lần gần đây nhất, ngày 11/12/2015 có Quyết định thay đổi sang tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ với bị can Phạm Văn Tình.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 2.

Anh Phạm Văn Tình kêu oan sau khi bị quy kết phạm tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Đáng chú ý, kiểm sát viên phụ trách trực tiếp vụ án của anh Phạm Văn Tình trước đây là ông Nguyễn Văn Núi. Đến thời điểm hiện tại, ông Núi đã được bổ nhiệm cương vị Viện phó VKSND huyện Nam Sách. Chính ông Núi vừa ký Giấy triệu tập bị can yêu cầu anh Tình phải đến làm việc với ông sau khi TAND huyện Nam Sách trả hồ sơ. Ông Nguyễn Hoàng Dương - Viện trưởng VKSND huyện Nam Sách trước đây hiện đã được bổ nhiệm làm Viện phó VKSND tỉnh Hải Dương.

Trao đổi với PV Dân trí sáng 25/7, anh Phạm Văn Tình cho biết anh đã nhận được Giấy triệu tập bị can của VKSND huyện Nam Sách. "Tôi luôn sẵn sàng phối hợp hết sức với cơ quan điều tra và VKSND huyện Nam Sách với một mong muốn và nguyện vọng sớm được minh oan trong vụ án. Suốt 6 năm nay, tôi sống trong cảnh bỗng dưng thành tội phạm nên sức khoẻ và tinh thần đều đã suy kiệt. Hiện nay, tôi đang phải điều trị bệnh tâm thần. Vì vậy, luật sư của tôi sẽ đại diện làm việc trực tiếp với VKSND huyện Nam Sách. Tôi đang chờ đợi VKSND huyện Nam Sách hoàn thiện hồ sơ cuối cùng sau khi TAND trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung", ông Tình cho biết.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 3.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề nghị lập đoàn giám sát, xác minh vụ người dân bị khởi tố tội Lạm quyền.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 4.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị Bộ Công an làm rõ vụ người dân bị khởi tố tội Lạm quyền.

Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương gửi công văn đề nghị Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội lập đoàn giám sát, xác minh các nội dung kêu cứu khẩn cấp của bà Bùi Thị Nụ, mẹ của bị can Phạm Văn Tình là một người dân bị khởi tố tội Lạm quyền.

Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, ngày 24/6/2016, Ban Kinh tế Trung ương đã gửi công văn số 399-CV/BKTTW tới Bộ Công an về việc chuyển đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Bùi Thị Nụ đề nghị quý cơ quan điều tra, xác minh, xử lý. Cùng đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tiếp tục nhận được đơn kêu cứu của các ông bà: bà Cao Thị Thanh, con dâu và Bùi Thị Nụ, ông Phạm Văn Tình; ông Phạm Văn Đoàn, con trai bà Bùi Thị Nụ.

Ban Kinh tế Trung ương nhận thấy 3 đơn kêu cứu này tương tự với nội dung bà Bùi Thị Nụ đã phản ánh. Vì vậy, Ban Kinh tế Trung ương chuyển nội dung đề nghị Bộ Công an, xác minh làm rõ và báo cáo kết quả bằng văn bản với đồng chí Nguyễn Văn Bình.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 5.

Việc anh Phạm Văn Tình phải điều trị bệnh tâm thần mất 55% khả năng lao động được Hội đồng giám định Y khoa Trung ương kết luận.

Theo đơn kêu cứu của anh Tình, ngày 24/6/2010, Giám đốc Công ty CP Đông Hải 27-7 đã có Quyết định số 20/QĐ-ĐH đình chỉ công tác đối với anh Tình để nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ngày 1/7/2010, anh Tình bị hôn mê bất tỉnh, gia đình đã đưa anh vào Phòng khám Đa khoa Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) để cấp cứu. Sau đó chuyển anh lên Bệnh viện Bưu điện Hà Nội tiếp tục điều trị. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, ngày 9/7/2010, anh Tình được gia đình xin về điều trị ngoại trú. Và chính cái ngày định mệnh này đã cuốn anh vướng vào một vụ án tham nhũng.

Khoảng 10h ngày 9/7/2010, khi anh Tình đang nằm nghỉ ở nhà thì có cuộc điện thoại yêu cầu Công ty CP Đông Hải 27-7 cho tàu ra Phà Mây kéo tàu vi phạm về bãi. Do tình trạng sức khỏe chưa có gì khả quan, nên anh Tình trả lời rằng đang bị bệnh nằm tại nhà không thể đi làm việc được. Tuy nhiên, người này gọi điện đến hỏi tiếp là nếu kéo tàu từ Phà Mây về bãi Phúc Thành thì chi phí khoảng bao nhiêu. Anh Tình trả lời: "Khoảng 5 triệu đồng gì đó, cụ thể như thế nào thì anh báo về công ty. Tôi không biết".

Nội dung cuộc điện thoại chỉ có thế, nhưng đến tối cùng ngày, Công an huyện Nam Sách đã huy động lực lượng ập vào nhà riêng đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với anh Tình. Sau đó là quyết định khởi tố anh về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Đức Diệp - Chủ tàu HD 0639 vi phạm trong ngày 9/7/2010: "Tôi chỉ biết anh Tình khi Công an huyện Nam Sách khởi tố vụ án. Trước đó tôi không biết anh Tình hay anh Ninh. Số tiền 5 triệu tôi bỏ ra hôm đó là tiền thuê kéo tàu về bãi. Toàn bộ nội dung này tôi đã trả lời tại phiên toàn xử anh Ninh và anh Cơ, nhưng không được cơ quan chức năng lưu tâm".

Theo lời anh Tình, sau khi bị bắt anh được đưa về trụ sở Công an huyện Nam Sách giam giữ 12 ngày. Sau đó bị chuyển đến nhà tạm giam Công an tỉnh Hải Dương, rồi nhà tạm giam Bộ Công an. Cho đến ngày 13/12/2010, anh Tình mới được tại ngoại vì bệnh tình. Quyết định do Trưởng Công an huyện Nam Sách ký, tách bị can Phạm Văn Tình thành vụ án riêng, chờ điều trị bệnh xong sẽ xử lý. Riêng hai người được cho là đồng phạm với anh Tình là Phạm Văn Cơ (41 tuổi, ở xã Thăng Long, huyện Kinh Môn) - cán bộ Hạt giao thông huyện Kinh Môn, thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành cùng đồng phạm và Phạm Hải Ninh (40 tuổi, ở TP Hải Dương) đã bị truy tố ra trước tòa và cả hai cũng chấp hành xong bản án.

PV Dân trí đã làm việc với ông Nguyễn Đức Diệp - Chủ tàu HD 0639 vi phạm trong ngày 9/7/2010, ông Diệp khẳng định ông đưa tiền cho một người tên Cơ trong Tổ công tác liên ngành hôm đó chứ không phải anh Tình và đó là tiền thuê tàu của Công ty CP Đông Hải 27-7 kéo tàu của ông về bãi tập kết.

Bản thân ông Diệp cũng rất bất ngờ khi Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Sách khởi tố anh Phạm Hải Ninh là đồng phạm với Phạm Văn Cơ. Lý giải về việc này, ông Diệp khẳng định, trước, trong và sau thời điểm tàu của ông bị lực lượng liên ngành bắt giữ, ông không hề gặp ai tên Ninh. Bản thân ông cũng không biết Ninh là ai…? Điều này cũng thể hiện ngay trong đơn trình bày của ông Diệp gửi các cơ quan điều tra. Nếu anh Ninh cưỡng đoạt số tiền 5 triệu đồng của ông Diệp, thì tại sao vị chủ tàu này lại nhất quyết khẳng định hành động đưa tiền cho Tổ công tác liên ngành là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và đó là tiền thuê kéo tàu.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 7.

Thông báo bắt người khẩn cấp vì chỉ đạo đồng bọn cưỡng đoạt 5 triệu đồng được Thượng tá Mạc Xuân Hoàn ký đóng dấu khiến anh Phạm Văn Tình vướng vòng lao lý suốt 6 năm qua. Và đến giờ anh Tình bị truy tố thành tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ. (Thượng tá Mạc Xuân Hoàn hiện đã được nhận nhiệm vụ mới tại Công an tỉnh Hải Dương).

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 8.

Quyết định Huỷ bỏ biện pháp tạm giam với anh Phạm Văn Tình do ông Nguyễn Hoàng Dương - Viện trưởng VKSND huyện Nam Sách ký (hiện ông Nguyễn Hoàng Dương đã được bổ nhiệm giữ cương vị Viện phó VKSND tỉnh Hải Dương).

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 9.

Ngày 11/12/2015, thượng tá Lê Minh Khang - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Sách ký Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can Phạm Văn Tình sang tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ".

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 10.

Cùng đó, Trung tá Đào Đình Đại - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Sách ký Quyết định phục hồi điều tra bị can với anh Phạm Văn Tình về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Khởi tố dân tội Lạm quyền: VKSND huyện Nam Sách tiếp tục triệu tập bị can - Ảnh 11.

VKSND huyện Nam Sách truy tố bị can Phạm Văn Tình do ông Nguyễn Văn Núi - Viện phó VKSND huyện Nam Sách ký (Ông Nguyễn Văn Núi là kiểm sát viên vụ khởi tố bị can Phạm Văn Tình trước khi được bổ nhiệm cương vị viện phó).

"Tôi chỉ biết anh Tình khi Công an huyện Nam Sách khởi tố vụ án. Trước đó tôi không biết anh Tình hay anh Ninh. Số tiền 5 triệu tôi bỏ ra hôm đó là tiền thuê kéo tàu về bãi. Toàn bộ nội dung này tôi đã trả lời tại phiên toàn xử anh Ninh và anh Cơ, nhưng không được cơ quan chức năng lưu tâm" - ông Diệp nói.

Còn anh Phạm Văn Cơ (người trực tiếp xử lý tàu vi phạm của ông Nguyễn Đức Diệp ngày 9/7/2010) khẳng định, nội dung cuộc điện thoại mà anh Cơ gọi cho anh Tình là để hỏi về mức phí để kéo tàu.

"Tôi được tăng cường đi thực hiện lực lượng liên ngành mới được 2 ngày, cũng chưa gặp gỡ với anh Tình. Nhưng vì biết anh Tình thuộc công ty Đông Hải 27/7 - Công ty có hợp đồng với huyện về cung cấp thiết bị, đò và phương tiện cứu hộ, kéo tàu cho đội liên ngành nên tôi gọi hỏi anh Tình để biết mức phí kéo tàu. Thời điểm xảy ra sự việc, tôi thực hiện nhiệm vụ được giao chứ không phải tự ý cá nhân. Số tiền 5 triệu là phí kéo tàu nhờ Ninh giữ để sau đó nộp về đội liên ngành rồi nộp vào kho bạc. Chúng tôi không chiếm đoạt một cắc cho mục đích cá nhân, lại càng không thực hiện theo mệnh lệnh thu trái phép để đưa cho anh Tình như kết luận của công an huyện Nam Sách" - anh Phạm Văn Cơ khẳng định.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế