Mã số 240:

Đôi chân kiếm sống của cụ bà ở tuổi “cổ lai hy”

(Dân trí) - Trong căn nhà chật chội, nóng bức cụ đang cố dùng đôi chân để nấu cho mình bữa trưa. Ở tuổi 77, thế nhưng cụ chưa có lấy bữa cơm trọn vẹn. Đó là hoàn cảnh của cụ Lê Thị Thấc, thôn Nhân Hưng, xã Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá).

Dọc theo con đường liên xã Hải Hoà, chúng tôi hỏi thăm tới nhà cụ Lê Thị Thấc. Người dân trong xã hình như ai cũng biết tới cụ, một cụ ông cho hay: “Khổ lắm các cháu ơi! Bố mẹ thì mất sớm, bà sống lủi thủi một mình. Ngày nào bà ấy cũng xách cái bị đi ngang qua đây, nhìn thấy mà thương lắm”.

Đôi chân kiếm sống của cụ bà ở tuổi “cổ lai hy” - 1
Những sinh hoạt hàng ngày đều phải nhờ đôi chân của cụ

Trong căn nhà nhỏ lụp xụp, chúng tôi thấy cụ Thấc đang dùng đôi bàn chân để nấu cơm. Chỉ với đôi bàn chân ấy, suốt gần 80 năm qua cụ vẫn bươn chải và tự lo cho cuộc sống của mình.

Như chạm vào nỗi đau khi nghe hỏi về gia đình, cụ thều thào: “Sống ngần này tuổi đầu, bà chưa có lấy bữa cơm trọn vẹn thì làm sao biết tới gia đình hả con”.

Bố mẹ mất sớm, cụ cùng người em gái trở thành những đứa trẻ mồ côi. Rồi bệnh tật còn cướp mất đôi bàn tay lành lặn. Cụ nhớ lại: “Nạn đói năm 1945 đã mang cả bố mẹ và một chị gái của bà đi, còn 2 chị em ở với ông bà nội. Năm 1946 bà bị ốm, nhà ông bà nghèo lắm không có tiền chạy chữa để lâu nên bị biến chứng rồi tay co quắp thế này đây các cháu à!”.
 
Đôi chân kiếm sống của cụ bà ở tuổi “cổ lai hy” - 2
Nấu ăn với cụ là một công việc rất vất vả

Sau đó ít lâu ông bà cũng qua đời bỏ lại 2 người cháu mồ côi tội nghiệp trên cõi đời. Từ đó 2 chị em nương tựa nhau mà sống.

Rồi người em gái của cụ cũng đi lấy chồng, chỉ còn một mình cụ tật nguyền sống lay lắt, đơn côi. Cụ cố gắng đi tìm công việc làm, nhưng do đôi bàn tay tật nguyền nên cũng chẳng ai thuê làm gì cả. Tài sản quý giá nhất chỉ có đôi bàn chân, cụ đi xin ăn khắp nơi, nhìn thấy cụ ai cũng thương nên người cho bát cơm, nắm gạo, vài nghìn tiền lẻ để khi trời mưa gió, lúc ốm đau còn có cái mà mua thuốc thang.
 
Mấy chục năm chỉ với đôi bàn chân và chiếc bị rách, cụ phiêu bạt khắp nơi xin ăn qua ngày. Được sự quan tâm của Nhà nước, cụ trở về quê sống trong căn nhà tình nghĩa do UBND xã Hải Hoà và bà con trong xã xây dựng nên. 
 
Đôi chân kiếm sống của cụ bà ở tuổi “cổ lai hy” - 3
Xác nhận của chính quyền địa phương về hoàn cảnh cụ Thấc

Ông Nguyễn Văn Đường, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Hoà cho biết: “Hoàn cảnh của cụ Thấc là một trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã, neo đơn không nơi nương tựa, lại bị tật nguyền nên rất khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Giờ đây, tuổi già sức yếu nên bà càng khó khăn hơn. Xã cũng rất quan tâm, ủng hộ động viên và giúp đỡ cho bà”.
 
Những sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, khoá cửa, nhóm bếp…đều được làm bằng chân.

“Rõ khổ! Nhiều hôm sang chơi thấy cảnh cụ ăn cơm mà chảy nước mắt. Tay không bê nổi bát cơm nên cụ cúi mặt xuống bát canh, bát cơm rồi ăn. Có nhiều hôm nồi cơm đổ sấp xuống bếp do nóng quá, đôi chân của cụ không bê nổi, thế là cụ lại phải cặm cụi đi nấu cơm lại. Cụ sống cô quạnh không người thân lại tật nguyền nên bà con lối xóm động viên, giúp đỡ ít nhiều”, chị Cúc, hàng xóm của cụ chia sẻ.

Cụ nói: “Bây giờ ngày bình thường còn đi xin được, những lúc ốm đau nằm đó thì ai cho cái gì thì ăn cái ấy”.
 
Đôi chân kiếm sống của cụ bà ở tuổi “cổ lai hy” - 4
Chứng kiến cảnh sinh hoạt hàng ngày của cụ khiến chúng tôi không thể cầm lòng

Cuộc sống của cụ vốn khó khăn nay càng thêm chật vật. Ngôi nhà tình thương do UBND xã và bà con xây dựng từ năm 2006 nên giờ cũng hư hỏng một phần, do ngôi nhà nhỏ bé lại nằm sau lưng những ngôi nhà lớn nên cứ trời nắng là lại hầm hập, bức bối.

Ngoài khoản tiền trợ cấp xã hội 180.000đ/tháng cho người neo đơn, cụ chẳng làm được gì hơn cho cuộc sống của mình. Cụ nói: “Trước kia khoẻ mạnh còn đi đây, đi đó xin ăn qua ngày chứ giờ già yếu thì đành chịu”.

Rời căn nhà cụ ra về, chúng tôi không khỏi trăn trở về những ngày tháng tiếp theo của bà cụ tật nguyền sống cô quạnh gần 80 năm qua, giờ chỉ có một ước nguyện nhỏ mong sao mua được cái bếp ga và cái nồi cơm điện để bà không còn lo bị bỏng mỗi khi nhóm lửa đun nấu.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Cụ Lê Thị Thấc: Thôn Nhân Hưng, xã Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn

3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí) 

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

*Tài khoản USD tại ABBANK
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Thúy - Duy Tuyên