Chuyện ông Thanh, chuyện Đà Nẵng...

(Dân trí) - Cuộc tranh luận sôi nổi quanh “nhất cử nhất động” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lại tới hồi cao trào mới, với chủ đề chính lần này vừa mới vừa cũ. Đó là cuộc gặp gỡ với các thanh thiếu niên chậm tiến và chủ trương hạn chế nhập cư.

Đường Bạch Đằng, Đà Nẵng (Ảnh: Minh Trí, báo Đà Nẵng)
Đường Bạch Đằng, Đà Nẵng (Ảnh: Minh Trí, báo Đà Nẵng)
 
Rút ngắn khoảng cách

 

Đây là lần thứ hai Đà Nẵng cho thanh thiếu niên tham quan trại giam và đối thoại trực tiếp với lãnh đạo cao nhất thành phố. Ở lần đối thoại trước, 200 trong số 294 em tham dự đã từ bỏ lối sống cũ, được tạo điều kiện đi học lại và học nghề (nguồn: Tuổi Trẻ)

Về cuộc đối thoại lần thứ 2 của Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh sáng 12/7 với gần 200 thanh thiếu niên chậm tiến, có thể nói là tới 99,99 %% (con số Vàng) bạn đọc ủng hộ, ngợi khen, xúc động… Với khá nhiều lời tỏ bày ý nhị “ước gì chúng tôi cũng có được”, “giá như nhiều nơi khác cũng làm được như thế”…

 

“Có mấy vị Bí thư, Chủ tịch tỉnh/thành ngồi lại nói chuyện với dân như bác Thanh đâu. Với những tâm sự của người đứng đầu tỉnh/thành được chứng tỏ một cách chân thành, vị tha và đầy trách nhiệm như vậy đã giúp làm ngắn lại khoảng các giữa người dân với chính quyền. Dân hiểu chính quyền hơn, người có lỗi sẽ tự sửa mình… đó là điều dĩ nhiên. Nhưng thật lòng mà nói, cán bộ bây giờ mà gặp dân thì khó thấy lắm” - Hoàng Quốc Minh:  hoangquocminh.55@gmail.com nói về 1 loại khoảng cách “ảo” nhưng rất thực và ai cũng mong muốn rút lại được càng ngắn chừng nào càng tốt chừng ấy.

 

“Đất nước cần có nhiều những người như ông Thanh. Rất ý nghĩa, rất thiết thực. Và ông lại khiến tôi chợt nhớ tới một bài thơ của Bác Hồ:

 

"Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

 

Sau buổi đi thực tế và được nghe những lời căn dặn rất ý nghĩa này, tôi nghĩ các em sẽ có thêm động lực cố gắng phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội” - Trần Tuấn:  tuandiem.tran90@yahoo.com liên tưởng về ý nghĩa lớn của một việc làm thiết thực dù có khi chỉ là nhỏ.

 

“Đọc xong bài báo mà tôi rớm nước mắt vì những lời ông Bí Thư Thanh nói nghe thật chân tình, tâm huyết nhưng cũng hết sức thẳng thắn, trách nhiệm. Người làm việc như ông tôi mới thấy lần đầu và tôi cũng nghe nói Đà Nẵng đang rất phát triển, đổi mới, năng động... Tôi đã từng vào trại tam giam làm việc nhiều lần, bào chữa cho nhiều trẻ em phạm tội. Khi tiếp xúc với "phần người" của các em, tôi nhận thấy các em rất đáng thương, rất đáng được chia sẻ, động viên. Việc các em phạm tội, nhiều khi không chỉ do lỗi từ phía các em. Nếu các em được giáo dục tốt hơn, được tạo những cơ hội tốt hơn để sống, để hòa nhập và đứng dậy sau lỗi lầm, và nhất là gặp được những người như ông Bí thư Thanh thì tôi tin rất nhiều em sẽ nhận ra việc học tập, rèn luyện là cần thiết cho chính cuộc sống của mình” – Huong Vu1979: minhchauhb@gmail.com bày tỏ niềm xúc động.

 

“Tôi thấy cách làm trên của Bí thư Đà nẵng là một việc làm thật thiết thực, nhất là khi mà nền giáo dục còn nhiều bất cập. Điều giản dị toát lên từ lời nói, từ sự quan tâm của chính quyền đến sự tiến bộ của xã hội. Những chuẩn mực cơ bản của công dân cần được phát huy. Mong rằng Đà Nẵng sẽ làm được nhiều việc hơn và ngày càng đạt hiệu quả thiết thực hơn trong công cuộc xây dựng Đà Nẵng thành thành phố đẹp về mọi mặt” - Nguyễn Quang Chung:  chungdb1964@gmai.com nhấn mạnh.

 

 “Thương thì rất thương, chia sẻ rất chia sẻ nhưng rắn cũng rất rắn. Nếu muốn thì lên cung trăng mà ở, còn ở đây thì phải xây dựng thành phố. Làm công nhân, phụ hồ cũng góp phần xây dựng thành phố chứ không phải làm điều gì to tát mới xây dựng thành phố” -  Mong Bí thư luôn giữ được sự cứng rắn nhưng cũng đầy lòng yêu thương đối với các em. Tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ việc làm ý nghĩa của Bí thư...” - Bui Ngoc Hieu:  buingochieu@gmail.com nêu rõ sự cần thiết linh hoạt có cương, có nhu trong phương cách ứng xử của người làm công tác quản lý.

 

“Rất cảm kích về việc làm của vị lãnh đạo cấp cao của thành phố. Theo tôi biết, đây không phải là lần đầu một bí thư của thành phố đã sắp xếp thời gian đến thăm hỏi, lắng nghe và nói chuyện với những thanh thiếu niên chậm tiến. Tôi hy vọng việc làm này của bí thư sẽ cảm hóa được những thanh, thiếu niên này và tác động rất lớn đến nhiều thanh thiếu niên khác” - Trần Ngọc Phương:  tranngocpuongbs@gmail.com xúc động.

 

“Mình nghe những lời nói chân thành, ấm tình người của bác Bí thư Thanh mà thấy cảm động quá. Bác ấy đúng là 1 người rất tốt, vị tha nhưng cũng rất cương trực và mình thấy đây là một việc làm hay. Mình đề nghị mở rộng mô hình này ở các tỉnh khác. Các em còn chưa ngoan có thể bố mẹ, gia đình giáo dục thì không nghe ra. Nhưng người khác nói mà có sức thuyết phục là các em sẽ nghe theo đấy. Chúng ta hãy cùng làm 1 việc gì đó có ích cho xã hội, các bạn nhé! Cảm ơn bác Nguyễn Bá Thanh rất nhiều!” – Mai Anh:  ngoisaoxanh148_2006@yahoo.com nhắn gửi.

 

“Theo tôi nghĩ, Việt Nam rất cần có thêm nhiều cán bộ lãnh đạo như ông Thanh. Đâu cứ phải làm những việc to lớn mới giúp được cho dân, cho đất nước. Mà nhiều khi chỉ là nói chuyện, động viên những thanh niên đang đi chệch hướng cũng rất có ý nghĩa… Ở đây, tôi thấy ông Thanh như một thuyền trưởng dũng cảm và rất vững vàng đưa con tàu đang mất lái trở lại hành trình đúng đắn. Hy vọng những gì ông nói sẽ đi đôi với làm. Ông sẽ đưa ra phương hướng cụ thể để thực hiện và giám sát để xã hội không còn những thanh thiếu niên chậm tiến như vậy nữa” - Công Lý:  phihunglpf@gmail.com tin tưởng.
 
Đường Bạch Đằng, Đà Nẵng (Ảnh: Minh Trí, báo Đà Nẵng)
Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tiếp nhận, xử lý đơn thư của người dân (Ảnh: HC, Infonet)

 

Thước đo - lòng dân, sự kiểm chứng – thời gian

 

Tương tự như vậy, với việc chủ trương hạn chế người nhập cư vào trung tâm TP Đà Nẵng bị “thổi còi”, cũng tỉ lệ tương tự như con số Vàng đó trong hàng trăm phản hồi của bạn đọc vẫn hết lòng ủng hộ và bảo vệ cho cái Tâm, cái Tầm, cái Trí, cái Đức thể hiện qua việc làm này.

 

“Tôi đã đọc và thấy gần như 100% comment của mọi người là giống nhau, bao gồm ý kiến của chính người dân ĐN và người từ các địa phương khác trên khắp cả nước vẫn ủng hộ bác Thanh. Đúng là ai đã từng đến ĐN mới thấy rõ được sự phát triển về ý thức người dân, các thủ tục hành chính nhanh chóng, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước hơn với địa phương của mình. Bản thân tôi ở HN cũng thích cuộc sống trong ĐN và ngưỡng mộ bác Nguyễn Bá Thanh. Thử hỏi người dân ở các nơi khác xem có bao nhiêu người biết chính xác Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND thành phố mình là ai, để so với tỉ lệ người ĐN biết vị Bí thư và Chủ tịch  HĐND của mình. Qua đó cũng có thể biết được hiệu quả công việc và sức ảnh hưởng của bác Thanh là như thế nào” - Loan:  izi178@yahoo.com nêu rõ.

 

“Tôi đang sống và làm việc ở Ba Lan. Nhưng tôi rất hay đọc báo để dõi theo những cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi thấy con người như ông thời nay quả là hiếm có, bởi ông luôn đem lại được niềm tin cho nhân dân. Tôi rất mong ông sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình ở những vị trí có tầm ảnh hưởng rộng hơn…” -  Duong Tuan Kiet:  duongviettrang@yahoo.com gửi “thông điệp” từ phương xa.

 

“Tôi ủng hộ tầm nhìn của chính quyền thành phố, dù rằng tôi là người Quảng Ngãi và mới đến làm việc tại Đà Nẵng gần 1 năm. Tôi cũng mong ước được sống hẳn tại Đà Nẵng vì nơi đây có môi trường sống tốt nhất mà tôi từng thấy ở Việt Nam. Do vậy, tôi sẽ phấn đấu để đạt được yêu cầu cho dù khắt khe để được là công dân thành phố. Hãy nhìn Sài Gòn và Hà Nội bây giờ đi, rất phức tạp và khó quản lý, tệ nạn cũng gia tăng, đời sống tinh thần cũng không được ổn định, thoải mái. Tôi từng sống ở SG 6 năm và hiểu rất rõ những hệ lụy của việc nhập cư ồ ạt, tràn lan, nên rất trân trọng cách làm của chính quyền thành phố Đà Nẵng” - Tiên:  sttieman@yahoo.com so sánh giữa cách làm của Đà Nẵng với 2 thành phố lớn hơn là HN và TPHCM để thấy rõ hơn cái Tầm ở chủ trương hạn chế nhập cư vào trung tâm TP của Đà Nẵng.

 

“Tôi thấy lãnh đạo TP Đà Nẵng luôn luôn làm việc có Tâm.  Ở Mỹ các bang vẫn có những luật lệ riêng, vậy theo tôi, ta cũng nên cân nhắc kỹ hơn để xem có nên cũng có cơ chế mở tương tự như thế không. Làm vậy cũng là để từng địa phương chủ động trong việc quản lý, phát triển phù hợp với đặc thù của địa phương đó. Mong cách làm việc của Đà Nẵng được đánh giá đúng và nhân rộng, bởi nó thể hiện rõ cả Tâm - Đức – Trí trong phong cách làm việc. Mong đừng chỉ hình thức, đừng sáo rỗng, đừng cứ như hô khẩu hiệu… mà thành tâm như cách bác Nguyễn Bá Thanh luôn chứng tỏ” - Nguyễn Thành Vinh:  Hoptienvinh@gmail.com luận về 3 chữ Tâm - Đức – Trí trong phong cách làm việc.

 

“Tôi hoàn toàn ủng hộ Đà Nẵng về việc hạn chế nhập cư vào 2 quận trung tâm thành phố. Còn các quận khác vẫn cho nhập cư mà. Với lại các trường hợp không nghề nghiệp, không nhà ở, lại dính các tệ nạn xã hội mà cho nhập vào thì tin chắc chất lượng dân cư chỉ có tệ thêm. Tại sao cứ phải bắt chúng tôi gánh thêm cái gánh nặng ấy làm gì. Luật chưa phù hợp thì việc nên xem xét sửa đổi là chuyện bình thường. Mọi người đến Đà Nẵng đã thấy được sự yên bình, thân thiện, cũng có nghĩa là chính quyền ở đó đang làm tốt công tác của mình, phải không ạ?” - HN99407:  hn99407@gmail.com nêu rõ thêm về gánh nặng khi để cho việc nhập cư vượt quá tầm kiểm soát.
 
Đường Điện Biên Phủ, thuộc địa bàn quận Thanh Khê (Ảnh: Quốc Tín, báo Đà Nẵng) 
Đường Điện Biên Phủ, thuộc địa bàn quận Thanh Khê (Ảnh: Quốc Tín, báo Đà Nẵng) 
 

“Vấn đề hạn chế nhập cư (ở 2 quận trung tâm) đã được mang ra thảo luận trên các diễn đàn rất nhiều rồi, mà sao vẫn có những người chưa thông hiểu (hình như chưa đọc dòng nào trong nghị quyết) nên có những phát biểu rất mơ hồ! "Chỉ hạn chế nhập cư tại 2 quận trung tâm đối với những thành phần sau: Có tiền án, tiền sự - Không có nghề nghiệp, chỗ ở ổn định"..... Còn các thành phần khác đều được xem xét nhập cư vào 2 quận này. Các quận, huyện còn lại đều xem xét cho nhập cư bình đẳng các thành phần trong xã hội. Mọi người nên nắm kỹ nội dung rồi mới bày tỏ chính kiến nha” - Huỳnh Bá Vũ:  huynhbavu28@gmail.com giải thích.

 

“Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của HDND TP Đà Nẵng. Hãy cứ nhìn thực trạng bây giờ của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì mới thấy cách làm của ĐN có thể coi là tầm nhìn chiến lược. Mà thực chất chỉ là hạn chế nhập cư vào 2 quận trung tâm do mật độ dân số quá cao, còn các quận khác vẫn bình thường, trong khi Đà Nẵng có 6 quận và 1 huyện mà. Chả lẽ ai cũng muốn dồn về trung tâm sống ư. Ở bên Sơn Trà bãi biển đẹp càng thích chứ sao…” - Vietdn:  Vietdn279@yahoo.com nói rõ thêm.

 

“Tôi hoàn toàn đồng ý hạn chế nhập cư. Chỉ cho nhập cư những người có trình độ để thu hút nhân tài, có công ăn việc làm ổn định…. Trước khi đi Singapore, bạn bè tôi  nhắc nhở rằng không được ăn kẹo cao su, hút thuốc, vứt rác bừa bãi ra đường vì sẽ bị phạt nặng. Không biết có bị phạt thật sự không, nhưng mọi người đều không ai dám vứt rác lung tung. Tôi mong Đà Nẵng cũng sẽ như thế. Bây giờ đến Đà Nẵng, ngồi trên ôtô ai cũng phải thắt dây an toàn rồi…. Tình trạng vi phạm luật giao thông đã giảm rõ rệt. Nếu thấy tốt hơn, đẹp hơn, văn minh hơn, chắc chắn tất cả  người dân sẽ luôn ủng hộ” - Tèo:  qteo79@yahoo.com nhấn mạnh.

 

“Theo tôi, hãy để cho Đà Nẵng làm vài năm nữa xem có tốt không. Nếu tốt thì các tỉnh, thành khác nên học theo và bỏ các quy định đã lỗi thời đi để làm theo cái mới tốt hơn” - Tran Duy Chuc:  chuc.td@amigo-tech.com.vn đề nghị.

 

“Để đưa một chủ trương mới vào cuộc sống sẽ gặp rất nhiều rào cản. Nhưng tôi thấy những gì Đà Nẵng làm được trong những năm qua cũng đã phần nào cho thấy 1 thực tế - Đó là có sự lạc hậu của một số chính sách vĩ mô, cần thay đổi, không nên để vì sẽ  làm cản trở đà phát triển tiến bộ của xã hội” - Vũ Dũng:  tichlichhoatanminh2001@gmail.com trăn trở.

 

Đà Nẵng có lẽ là nơi đầu tiên dành hàng chục tỷ đồng cho những người hoàn lương vay không lãi để hòa nhập cộng đồng. Năm 2010, lãnh đạo thành phố gặp mặt tất cả các ông chồng hay đánh vợ, giải thích và buộc cam kết “chừa” cái việc xấu hổ là đánh mẹ của các đứa con của mình. Tổ chức cho gần 300 thanh-thiếu niên chậm tiến đi thăm Trường giáo dưỡng và Khu du lịch Bà Nà, sau khi xem 2 cảnh trái ngược: một bên là trại giáo dưỡng, một bên là cảnh vui chơi ở nơi đẹp nhất, rồi cho các em lựa chọn: hoặc vào trường giáo dưỡng, hoặc được tiếp tục vui chơi, thì hơn một nửa các em sau đó có chuyển biến tốt...
 
Những câu chuyện mang tính an dân như thế khi được thể hiện trên Báo Đà Nẵng đã được đông đảo người dân thành phố đón nhận với niềm kỳ vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, và thấy được trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển của thành phố -  (nguồn: báo Đà Nẵng ngày 24/3/2012)
 

Vạn sự khởi đầu nan, đứng mũi chịu sào bao giờ cũng phải chịu nhiều áp lực nhất vì làm lợi cho người này thì cũng có thể gây bất lợi cho người khác. Nhưng trên tất cả, có thể nói thước đo chính xác nhất chính là lòng dân, là sự đánh giá và ủng hộ của đông đảo người dân… Và thời gian sẽ là sự kiểm chứng minh bạch, công tâm nhất. Mà chuyện về ông Thanh, về Đà Nẵng chắc chắn sẽ còn rất dài, rất nhiều để bàn luận tiếp.

 

Khánh Tùng